【ty le bd duc】“Sức khỏe” nền kinh tế qua góc nhìn nợ công
Kiểm soát nợ công, cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, giai đoạn 2021-2023, các chỉ tiêu an toàn nợ từng năm đảm bảo trong các mức trần và ngưỡng an toàn, được Quốc hội phê duyệt. Quy mô nợ công đến cuối năm 2023 khoảng 37% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trần 60%. Nợ chính phủ khoảng 34% GDP, thấp hơn nhiều so với trần 50%. Mức dư nợ này thấp hơn nhiều so với mức trung bình năm 2023 của các quốc gia có mức xếp hạng tín nhiệm BB là 52,8% GDP và BBB là 54,9% GDP.
Liên tục cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm Trong 2 năm gần đây, uy tín quốc gia của Việt Nam liên tục cải thiện và được ghi nhận. Năm 2022, trong bối cảnh nhiều quốc gia bị hạ bậc tín nhiệm, Việt Nam được 2 tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s và S&P nâng hạng tín nhiệm quốc gia, tổ chức Fitch giữ nguyên mức xếp hạng "tín nhiệm". Năm 2023, cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm toàn cầu đều đánh giá triển vọng dài hạn của Việt Nam ở mức tích cực, trong đó Fitch Ratings đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn từ mức BB lên mức BB+ “Triển vọng ổn định”; S&P, Moody’s giữ mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam (tương ứng là BB+ “Triển vọng ổn định”; Ba2 “Triển vọng tích cực”). |
Cơ cấu nợ tích cực, dư nợ trong nước tăng lên, chiếm khoảng 71% dư nợ chính phủ góp phần giảm thiểu rủi ro tỷ giá. Nợ trong nước chủ yếu là trái phiếu chính phủ (TPCP) có kỳ hạn phát hành dài, giảm thiểu rủi ro vay đảo nợ. Kỳ hạn phát hành bình quân TPCP khoảng 12,4 - 12,5 năm, đảm bảo mục tiêu từ 9 - 11 năm, theo Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Cùng với đó, lãi suất phát hành TPCP được điều hành thận trọng, đảm bảo phối hợp hài hòa với điều hành chính sách tiền tệ. Lãi suất phát hành bình quân cả danh mục TPCP dự kiến năm 2023 khoảng 3,3%/năm, giảm 0,18 điểm phần trăm so với mức năm 2022 trong bối cảnh lãi suất toàn cầu vẫn duy trì xu hướng tăng.
Nợ nước ngoài giảm dần trong cơ cấu vay của Chính phủ. Danh mục nợ nước ngoài hiện hành chủ yếu vẫn là các khoản vay kỳ hạn dài, lãi suất ưu đãi; góp phần tăng tính bền vững trước biến động tỷ giá của các ngoại tệ mạnh trên toàn cầu.
Theo ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), nhìn lại giai đoạn 2021-2023, chúng ta thấy công tác quản lý nợ công đã đạt được một số kết quả nổi bật. An toàn nợ công được đảm bảo trong phạm vi mức trần, ngưỡng cảnh báo được Quốc hội phê duyệt; đảm bảo huy động vốn vay cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển; thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, góp phần cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia.
Nhiều cải cách quản lý nợ công hiệu quả, bền vững
Theo ông Andrea Coppola - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Việt Nam đã có rất nhiều tiến bộ trong công tác quản lý nợ công và cũng đã có những cải cách quan trọng về quản lý nợ công bao gồm: tăng cường khung pháp lý, quản lý thể chế…
Ảnh minh họa. |
Có thể thấy, để giữ được nợ công trong ngưỡng an toàn như hiện nay là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương, đặc biệt là ngành Tài chính. Trong đó, Bộ Tài chính đã tham mưu Chính phủ nhiều biện pháp để quản lý nợ công, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần đảm bảo tình hình tài chính của đất nước, đáp ứng được các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Chính phủ đã triển khai chính sách điều chỉnh cơ cấu nợ bằng cách tăng tỷ trọng nợ dài hạn và giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn; lãi suất ưu đãi, kỳ hạn dài, tăng vay nợ trong nước, giảm vay ngoài nước. Điều này giúp giảm chi phí tài chính cho ngân sách nhà nước và giảm rủi ro tài chính, đi cùng với tăng cường quản lý và giám sát nợ công.
Đồng thời, Bộ Tài chính đã khéo léo và thành công trong điều hành khi tăng thu ngân sách và tối ưu chi ngân sách bằng cách bằng cách thu hẹp khoảng cách thu nhập và đẩy mạnh cải cách về thuế. Không chỉ vậy, Chính phủ đã tối ưu chi ngân sách bằng cách cắt giảm chi phí không cần thiết, tăng cường quản lý ngân sách và cải cách thể chế để tăng hiệu quả chi ngân sách; tăng cường năng lực tài chính của Chính phủ cũng như phát triển thị trường tài chính.
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, với những giải pháp mà Chính phủ đang áp dụng sẽ đảm bảo tình hình tài chính của đất nước ổn định, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để đảm bảo nợ công được quản lý hiệu quả và bền vững trong tương lai, chúng ta cần phải tiếp tục tăng cường quản lý nợ công và cải cách thể chế tài chính.
Tin tưởng vào sự điều hành của Chính phủ Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nợ công của một quốc gia được cho là bền vững nếu chính phủ có thể đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ trong tương lai, không cần đến sự trợ giúp tài chính đặc biệt hoặc rơi vào cảnh vỡ nợ. Một quốc gia có thể vay nợ rất nhiều, nhưng nếu khoản vay này có lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài và đồng tiền trả nợ bằng nội tệ, thì khả năng vỡ nợ của nước này có thể vẫn sẽ thấp. Số liệu của IMF đưa ra vào năm 2021 cho thấy, nợ công của Việt Nam năm 2021 chỉ có 39,7%, tức là còn thấp hơn con số mà Bộ Tài chính đưa ra, tỷ lệ này nằm trong nhóm thấp nhất khu vực Đông Nam Á; đồng thời cũng ít hơn những nền kinh tế có quy mô tương tự như: Philippines, Nam Phi, Malaysia, Singapore hay Bangladesh. Dẫn chứng điều này để không thấy “hoang mang, lo sợ”, mà tin tưởng vào sự chủ động, linh hoạt trong điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Nợ công là một phần của nền kinh tế, trong danh sách 10 nước có tỷ lệ nợ công/GDP cao nhất thế giới, khoảng một nửa là những quốc gia có thu nhập cao. Trường hợp của Nhật Bản có nợ công lên tới 263,9% GDP vào năm 2022, cao nhất thế giới. Dù như vậy nhưng các cơ quan đánh giá tín dụng vẫn xếp hạng tín nhiệm kinh tế Nhật Bản vào hạng A. Trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau dịch có thể chấp nhận bội chi cao và vay nợ nhiều hơn trong ngắn hạn để có không gian tài khóa tốt hơn cho các nhiệm vụ phục hồi kinh tế, xã hội. Việc nhiều tổ chức quốc tế nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam cũng là cơ hội tốt để huy động các nguồn vốn với lãi suất thấp hơn. Việt Nam điều hành kinh tế vĩ mô hiệu quả càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới cũng lao đao thời điểm hậu Covid-19, những ảnh hưởng của tình hình địa chính trị trên thế giới, xung đột ở một số nước hiện nay. Minh chứng là nợ công toàn cầu hiện vẫn ở mức cao, chiếm 92% GDP ở thời điểm cuối năm 2022. Phần lớn các nước đang phát triển có thu nhập thấp ngày nay đã ở trong hoặc gần đến mức kiệt quệ nợ nần. 52 quốc gia đang phát triển lâm cảnh nợ "ngặt nghèo". Để quản lý nợ công, theo các chuyên gia kinh tế, Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ công/GDP thông qua việc xem xét các yếu tố cấu thành nợ công. Và để quản lý tốt tỷ lệ nợ công, Quốc hội cần quy định trần nợ công phù hợp với năng lực nền kinh tế cũng như chuẩn hóa phương pháp tính nợ công theo thông lệ quốc tế. Mặt khác, yêu cầu bức thiết là phải tăng hiệu quả đầu tư công. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ 1% giải ngân đầu tư công tăng thêm sẽ tác động làm tăng 0,058% GDP. Do đó, chúng ta cần tập trung thúc đẩy giải ngân đầu tư công, nhưng không phải giải ngân bằng mọi giá; tập trung vào những dự án lớn, có sức lan tỏa cao./. |
下一篇:Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
相关文章:
- Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- Đồi cao ven quốc lộ 2 nứt toác, Chủ tịch Hà Giang vào hiện trường chỉ đạo khẩn
- Vựa cây cảnh lớn nhất miền Bắc lụi tàn sau lụt, người dân đau đáu nỗi lo sinh kế
- Tình trạng đăng kiểm của xe khách gây tai nạn trên cao tốc Vĩnh Hảo
- Quốc lộ nối Đà Lạt
- Thủ đoạn mạo danh hải quan sân bay Tân Sơn Nhất tiếp cận người giàu để lừa đảo
- Việc nhất định phải làm khi nhận cuộc gọi từ người lạ để tránh bẫy lừa đảo
- Đề xuất loạt quy định mới về đào tạo, sát hạch, nâng hạng bằng lái ô tô
- Đóng ứng dụng không ảnh hưởng tuổi thọ pin iPhone
- Đóng BHXH chưa đủ 15 năm, không rút “một cục” được hưởng trợ cấp hàng tháng
相关推荐:
- Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- Tàu hàng bị chìm trên biển Quảng Nam, 8 thuyền viên yêu cầu cứu nạn khẩn cấp
- 6 tác phẩm đoạt giải 'Lắng nghe người dân hiến kế' lần 5 của báo Người Lao Động
- Hợp long cầu vượt sông Đào trong dự án đường hơn 5.000 tỷ đồng tại Nam Định
- 3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm
- Bộ Tư pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Lửa cháy đỏ rực trong nhà xưởng ở Hà Nội, nhiều người mang xô chậu tạt nước
- Tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 1,4 lần kịch khung: Bạn mời uống, khó từ chối
- Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
- Chủ tịch Quốc hội: Chưa có lúc nào Thường vụ Quốc hội họp nhiều như vậy
- Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
- Thêm một điện thoại “nồi đồng cối đá” hấp dẫn người dùng
- Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- Quả cầu Vàng 2025: Tôn vinh nghệ thuật và những câu chuyện đầy cảm hứng
- Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
- 85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- 5 phút sáng nay 4
- Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng