【ket quả nha】Đảm bảo tốc độ tăng lương tối thiểu theo tốc độ tăng năng suất

 人参与 | 时间:2025-01-10 23:44:40

VCCI

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2017. Ảnh: VGP

>>Khai mạc VBF 2017: Tập trung thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân

>>Mỗi đồng vốn đầu tư là một “lá phiếu” cho cải cách

Đây là một kiến nghị được Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc nêu ra tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) 2017,Đảmbảotốcđộtănglươngtốithiểutheotốcđộtăngnăngsuấket quả nha diễn ra ngày 12/12.

Chặng đường cải cách còn gian nan

Phát biểu tại Diễn đàn, TS Vũ Tiến Lộc đánh giá kể từ đầu nhiệm kỳ mới của Chính phủ, đặc biệt là trong năm 2017, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc. Trên cơ sở các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, Chính phủ đã có các Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 và nhiều chương trình hành động khác thúc đẩy phát triển DN, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đặc biệt, Chính phủ đã đề ra các mục tiêu: không thanh tra, kiểm tra chồng chéo, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự, thực hiện Chính phủ điện tử, cắt giảm tối thiểu 30-50% các điều kiện, thủ tục hành chính… Đồng thời, yêu cầu cải cách quan trọng là đưa Việt Nam trở thành 1 trong 3 nền kinh tế có chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh thuận lợi hàng đầu trong ASEAN và hướng tới các chuẩn mực OECD là những chương trình và mục tiêu cải cách mang lại niềm tin cho cộng đồng DN.

Sự cải thiện thứ hạng của Việt Nam trong các bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới và việc người dân và DN hăng hái đầu tư phát triển DN, đưa số DN thành lập mới năm nay vượt ngưỡng 120.000 DN là những minh chứng cho điều đó.

Tuy nhiên, TS Vũ Tiến Lộc cũng cho rằng, mặc dù đã có những thay đổi tích cực và sức nóng của công cuộc cải cách đang được lan tỏa, nhưng DN Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và chặng đường cải cách môi trường kinh doanh ở Việt Nam còn rất gian nan. Gần 60% DN vẫn đang kinh doanh không có lãi, trong 11 tháng đầu năm 2017, vẫn có tới 65.000 DN buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động. Khoảng cách về chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh của Việt Nam và 3 nền kinh tế dẫn đầu ASEAN vẫn còn xa. Nhiều loại chi phí kinh doanh tại Việt Nam vẫn còn cao và đang có xu hướng gia tăng. Điều kiện kinh doanh còn nhiều cản trở. Thủ tục kiểm tra chuyên ngành, thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vẫn còn chưa cắt giảm được như mong muốn.

VTL
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc

Các DN tư nhân còn “lép vế”

Các DN tư nhân trong nước vẫn còn “lép vế” so với các DNNN và các DN FDI về quy mô, nhưng lại phải chịu nhiều thiệt thòi trong tiếp cận đất đai, tín dụng cũng như mức lãi suất hợp lý.

Mức lương tối thiểu tăng nhanh hơn tốc độ tăng năng suất trong nhiều năm qua đã kéo theo đó là gánh nặng đóng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí công đoàn và các khoản phí bắt buộc khác… Mặc dù Việt Nam là quốc gia có quy mô xuất nhập khẩu lớn, nhưng chi phí logistic của Việt Nam lại cao và kém cạnh tranh so với nhiều nước, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Từ thực trạng nêu trên, Chủ tịch VCCI đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh hơn nữa tốc độ cải cách, cụ thể là cắt giảm mạnh hơn nữa, minh bạch hơn nữa các thủ tục hành chính. Các Nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và phát triển kinh tế tư nhân của Đảng cần được Chính phủ cụ thể hoá thông qua các chỉ tiêu định lượng, đồng thời có ràng buộc trách nhiệm đối với các cấp chính quyền và người đứng đầu trong khâu thực hiện.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ nghiên cứu và ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy sự gắn kết giữa các DN FDI và các DN trong nước trên các lĩnh vực như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp phụ trợ, hình thành chuỗi giá trị…. tạo môi trường để các DN nội và các DN ngoại trở thành các đối tác cộng sinh cùng có lợi trong nền kinh tế Việt Nam. Góp phần tạo ra các động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ và thực hiện quốc tế hóa các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa, những chủ nhân đầy năng động của nền kinh tế số.

VCCI cũng đề nghị Chính phủ có những chỉ đạo cụ thể trong việc đảm bảo tốc độ tăng lương tối thiểu không nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động trong những năm tới, từ đó giúp cho các DN có điều kiện tiết giảm chi phí, tăng tích luỹ và đầu tư, tạo thêm việc làm cho người lao động. Điều này rất quan trọng khi mà các DN vừa và nhỏ đang rất thiếu vốn, nhưng lại khó tiếp cận đất đai và tín dụng ngân hàng với lãi suất hợp lý.

“Hy vọng cùng với việc đạt mục tiêu tăng trưởng về số lượng, chất lượng tăng trưởng cũng sẽ được cải thiện, hướng tới các chuẩn mực toàn cầu. Cộng đồng kinh doanh xin được sát cánh với các cơ quan Chính phủ trong những nỗ lực này. Và VBF sẽ luôn là kênh đối thoại hiệu quả của chúng ta. Cơ chế đối thoại VBF là một viên gạch nhỏ góp xây lên con đường cải cách của Việt Nam”, Chủ tịch VCCI kết luận.

D.A

顶: 94643踩: 54389