Cải thiện nguồn có sẵn Thời gian qua,ảimãbàitoánnhânlựcách chơi sicbo những bất ổn của kinh tế vĩ mô đã khiến lợi nhuận của nhiều DN suy giảm, thậm chí một số DN phải đóng cửa hoặc tạm ngừng sản xuất. Trước tình hình này, mỗi DN phải lựa chọn phương thức quản trị DN riêng, trong đó có việc tái cấu trúc nhân sự để cắt giảm chi phí. Cùng với đó, lạm phát tăng làm giảm thu nhập của người lao động (LĐ) nên nhiều LĐ có xu hướng nghỉ việc để tìm việc mới có thu nhập cao hơn, khả năng thăng tiến lớn hơn hoặc hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay về quê để giảm bớt chi phí cuộc sống... Điều này khiến DN phải tuyển LĐ thay thế, gây tốn kém thời gian và chi phí. Theo Ths. Đào Trọng Khang, chuyên gia cao cấp Văn phòng giới, sử dụng LĐ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong năm 2012, tỷ lệ LĐ dự định cần tuyển mới với mọi loại hình là 12%. Để hóa giải vấn đề này, chia sẻ kinh nghiệm của Công ty Pepsico Việt Nam, ông Lâm Văn Hải, Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh cho biết: “Chúng tôi đặt ra hai vấn đề trong phát triển nguồn lực: Phát triển nguồn nhân lực có sẵn và tăng cường bên ngoài vào. Nhưng phát triển và cải thiện nguồn nhân lực có sẵn được ưu tiên hơn, để cho lực lượng ổn định, ít thay đổi”. Pepsico Việt Nam có cách làm để thúc đẩy nhân viên làm việc. Ví dụ như khi giám đốc bán hàng muốn hoàn thiện kỹ năng tài chính hoặc marketting, Công ty sẵn sàng cấp chi phí cho nhân viên quản lý đi học bổ sung kỹ năng. Vấn đề là ở chỗ, sau khóa học các nhân viên phải được kiểm xem đã hoàn thành yêu cầu của khóa học chưa. Qua đó đội ngũ nhân viên đã hoàn thiện được các kỹ năng cá nhân và sẽ gắn bó lâu dài với Công ty, bởi vừa được đào tạo đúng nhu cầu vừa có cơ sở để thăng tiến. Giữ chân nhân sự còn ở văn hóa và môi trường làm việc. Pepsico Việt Nam đã từng khảo sát suy nghĩ nhân viên và được biết có tới 80% nghỉ việc do môi trường làm việc chứ không phải lương thấp. Chính môi trường là yếu tố tạo cho nhân viên tinh thần làm việc để họ tự tin, sáng tạo, tâm huyết và tạo ra niềm đam mê. Ngoài việc tạo mọi điều kiện để cho từng cá nhân nâng cao trình độ, Pepsico Việt Nam còn chú trọng đến chế độ tiền lương và thưởng như là một động lực thúc đẩy nhân viên hoàn thành kế hoạch kinh doanh. Ở Pepsico, chế độ tiền thưởng dành cho người làm việc ngoài thị trường nhiều hơn, chứ không phải là các nhà quản lý. Còn ông Nguyễn Trung Hưng, Giám đốc Công ty cổ phần Két bạc và Hệ thống an toàn Kangaroo lại cho rằng, để việc phát triển nguồn nhân lực đạt hiệu quả, trong DN phải có sự kết hợp giữa các thế hệ người LĐ, người đi trước dạy người đi sau, phát huy hết khả năng của người LĐ. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn phải bắt đầu từ khâu tuyển dụng, tuyển được đúng người, đúng việc và biết phát huy khả năng của họ là DN đã thành công 50%. Cánh tay nối dài Trong các vấn đề về nhân sự, quản trị chính các giám đốc nhân sự là một điểm nút quan trọng bởi họ là “cánh tay nối dài” của giám đốc DN trong việc thực hiện và đề xuất các chính sách về nhân sự, đóng góp vào chiến lược phát triển của DN. Chính vì vậy, VCCI đã có ý tưởng ra đời mạng lưới cán bộ quản trị nhân sự nhằm hỗ trợ nghiệp vụ cho những người làm công tác quản trị nhân sự, nhất là những người mới vào nghề còn thiếu kinh nghiệm. Mạng lưới này sẽ tạo sự kết nối thường xuyên để thành viên có thể trao đổi kinh nghiệm với nhau, giải quyết vấn đề theo cách tốt nhất, hài hoà lợi ích giữa DN và người LĐ. Thực tế từ năm 2006, một mô hình tương tự nhưng quy mô nhỏ đã được thành lập. Đó là Câu lạc bộ các Giám đốc nhân sự do bà Vũ Mai Thu, Giám đốc Công ty Tư vấn và Hỗ trợ kinh doanh làm Chủ tịch. Các thành viên trong câu lạc bộ lên mạng internet hàng ngày để chia sẻ kinh nghiệm về các tình huống trong công ty mình mà các vị trí giám đốc nhân sự hoặc trưởng bộ phận nhân sự phải xử lý. Trong quá trình công tác, chắc hẳn không có một cấp quản trị nào lại luôn “thuận buồm xuôi gió”, chèo lái nhân viên của mình trong sóng yên biển lặng. Mâu thuẫn giữa các nhân viên với nhau, mâu thuẫn giữa các nhân viên với cấp quản trị, mâu thuẫn giữa nhân viên với chính sách của công ty... có thể thường xuyên xuất hiện. Nhà quản trị khôn ngoan phải biết khéo léo giải quyết các vấn đề một cách khoa học nhưng nên uyển chuyển, tránh để xảy ra các cuộc xô xát, đình công hay bãi công. Và quan trọng nhất vẫn là nhà quản trị biết thu phục và biết động viên nhân viên để họ làm việc một cách hăng hái, đưa công ty đến đỉnh thành công. Song Trân |