Ukraine biện hộ việc không đóng không phận trong vụ MH17
TheìnhhìnhUkrainemớinhấtLệnhngừngbắnởmiềnĐôngUkrainevẫkèo nhà cái 5.o tin tức về tình hình Ukraine mới nhất trên VTV, Ukraine hôm 13/10 đã lên tiếng biện hộ cho quyết định không đóng không phận ở miền Đông nước này, khi chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia bị bắn hạ. Phía Ukraine cho rằng không biết về việc vũ khí phòng không đang được sử dụng ở khu vực này và các máy bay dân sự có thể bị đe dọa.
Tình hình Ukraine mới nhất cho biết Ukraine biện hộ việc không đóng không phận trong vụ MH17
Trả lời báo giới khi thăm trụ sở Liên hợp quốc, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin khẳng định không ai vào thời điểm đó nhận thấy có sự hiện diện của tên lửa phòng không hiện đại. Tuyên bố trên của ông Klimkin được đưa ra ngay sau khi Ủy ban An toàn Hà Lan chính thức công bố báo cáo điều tra cuối cùng về vụ rơi máy bay MH17 của Hãng hãng không Malaysia Airlines hồi tháng 7 năm ngoái tại miền Đông Ukraine khiến toàn bộ 298 người thiệt mạng.
Các nhà điều tra Hà Lan nhận định, chiếc máy bay đã bị rơi bởi tên lửa phòng không BUK và Chính phủ Ukraine có lỗi khi không ra lệnh cấm máy bay dân dụng bay qua vùng chiến sự ở miền Đông Ukraine trong khi đã hội tụ đủ các yếu tố nguy hiểm đến mức phải đóng cửa không phận.
Lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine vẫn mong manh
VOVđưa tin, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon ngày 13/10 bày tỏ hy vọng lệnh ngừng bắn tại khu vực miền Đông Ukraine sẽ được các bên tuân thủ lâu dài. Phát biểu sau cuộc gặp cùng ngày với Ngoại trưởng Ukraine Paplo Klimkin, ông Ban ki-moon cũng hoan nghênh kết quả cuộc gặp thượng đỉnh ngày 2/10 của nhóm bộ Tứ Normandie tại Pari (gồm Nga, Pháp, Đức và Ukraine) về giải quyết cuộc xung đột tại Ukraine.
Kiev rút xe tăng khỏi miền Đông Ukraine
Tổng thư ký LHQ kêu gọi các bên tuân thủ thỏa thuận Minsk, trong đó có việc rút vũ khí hạng nặng ra khỏi đường giới tuyến.Về phần mình, Ngoại trưởng Ukraine Klimkin cho biết chế độ ngừng bắn được tuân thủ tại nhiều địa điểm khu vực miền Đông, tuy nhiên tình hình vẫn còn rất mong manh. Ông Klimkin nhấn mạnh việc vi phạm thỏa thuận ngừng bắn sẽ phá võ nỗ lực giảm căng thẳng.
Tại cuộc gặp, hai bên cũng trao đổi quan điểm về sự cần thiết của việc đảm bảo an toàn cho các nhân viên cứu trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc tiếp cận không hạn chế nhằm thực thi công việc cứu trợ nhân đạo ở miền Đông Ukraine. Theo số liệu của LHQ, kết tử khi nổ ra cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine, đã có gần 8.000 người bị chết và hơn 17.000 người bị thương. Ngoài ra, khoảng 1,1 triệu người phải đi lánh nạn tại nước ngoài, chủ yếu là Nga.
Đức "trở mặt" với NATO ủng hộ Nga về vấn đề Ukraine
Infonet đưa tin, Theo Giám đốc “Quỹ Chính trị” Ukraine K.Bondarenko, Đức (và cả Pháp) trong thời gian gần đây liên tục gây áp lực lên Tổng thống Ukraine Poroshenko để ép Ukraine thực hiện nghiêm Thỏa thuận Minsk là do ở Pháp và Đức sắp diễn ra các cuộc bầu cử...
Theo Giám đốc “Quỹ Chính trị” Ukraine K.Bondarenko, Đức (và cả Pháp) trong thời gian gần đây liên tục gây áp lực lên Tổng thống Ukraine Poroshenko để ép Ukraine thực hiện nghiêm Thỏa thuận Minsk là do ở Pháp và Đức sắp diễn ra các cuộc bầu cử. Do đó, Thủ tướng Đức A.Merkel và Tổng thống Pháp F.Hollande cần phải cải thiện các chỉ số kinh tế-xã hội, trong khi đó các lệnh cấm vận chống Nga lại là một trong các nguyên nhân khiến chỉ số này xấu đi.
Một phiên họp của PA NATO
Ông Bondarenko nhận định rằng, ngân sách của Đức và Pháp trong năm 2016 đang được hạch toán theo hướng các lệnh cấm vận chống Nga sẽ không được duy trì, có nghĩa là Nga sẽ lại trở thành đối tác của hai nước này. Do vậy, việc Đức có những phản ứng như trên đối với nghị quyết chống Nga của PA NATO là điều dễ hiểu.
Còn theo chuyên gia phân tích chính trị Rostislav Ishenko của kênh “Russia Today”, những tuyên bố của ông Karl Lamers hoàn toàn có thể coi là quan điểm của đảng cầm quyền CDU ở Đức và của bản thân bà Merkel. Hơn nữa, việc bà Merkel thời gian gần đây hay gây áp lực lên ông Poroshenko yêu cầu thực hiện nghiêm Thỏa thuận Minsk đã cho thấy sự khác biệt về lợi ích giữa EU với Mỹ.
Việc nền kinh tế nước Đức đang chịu những thiệt hại không nhỏ từ các lệnh cấm vận với Nga, phát biểu của ông Karl Lamers và những hành động gần đây của bà Merkel trong quan hệ với Nga cho thấy, dường như Đức đang tích cực cải thiện quan hệ với Nga, bất chấp quan điểm luôn chống Nga của NATO. Đây là hành động được coi là hợp lý khi các cuộc bầu cử ở Đức không còn xa nữa.
Trang Mạc(T/h)
Những tin tức mới nhất về tình hình Ukraine ngày 9/10/2015