发布时间:2025-01-25 18:06:58 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Có nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng thời gian tới,Đềnghịtăngcungtiềnđểthúcđẩytăngtrưởkết quả trận thụy sĩ hôm nay trong đó các yếu tố thuộc về chính sách tài chính – tiền tệ như lạm phát, cung tiền, tỷ giá, lãi suất, thu chi ngân sách… đóng vai trò rất quan trọng. PGS.TS Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển nêu ra nhận định trên tại Hội thảo “Chính sách Tài chính - Tiền tệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2017”, diễn ra sáng 14/7.
Chú trọng chính sách tài chính – tiền tệ để đạt mục tiêu tăng trưởng
Phân tích từng yếu tố, ông Đào Văn Hùng cho biết, theo cách tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân, chỉ số lạm phát của Việt Nam là 4,15%, trong mục tiêu kiểm soát nhưng vẫn cao hơn mức bình quân của khu vực (2,8% năm 2016). Tuy nhiên, theo phương pháp tính chỉ số CPI từ trước đến nay, lạm phát so với tháng 12/2016 chỉ tăng 0,2%. Với mức này, lạm phát 6 tháng đầu năm còn thấp hơn nhiều so với các năm trước. Để hỗ trợ cho tăng trưởng năm nay, PGS.TS Đào Văn Hùng và nhiều đại biểu tại hội thảo có chung khuyến nghị, nên kiểm soát lạm phát ở mức 4%, không nên thấp hơn.
Đối với cung tiền, nghiên cứu số liệu cho thấy cung tiền tăng sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng với độ trễ 2 tháng. Khi tăng cung tiền, lạm phát tăng cao và nhanh hơn. Nhưng nếu tăng cung tiền ở mức hợp lý sẽ giúp ổn định và kiểm soát lạm phát. Trong 6 tháng đầu năm, cung tiền mới ở mức gần 5,69%, thấp hơn so với mục tiêu cả năm là 16 – 18%. Vì vậy, vẫn còn dư địa để tăng cung tiền thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2017. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng, cần thận trọng lựa chọn các kênh tăng cung tiền phù hợp.
Về tỷ giá, với nhiều nước trên thế giới, khi đồng nội tệ mất giá thường kích thích tăng trưởng thông qua xuất khẩu. Tuy nhiên, với Việt Nam, sự mất giá của VND tác động tới tăng trưởng không đáng kể do đặc điểm của cơ cấu xuất nhập khẩu và các yếu tố khác của nền kinh tế. Ngược lại, khi tỷ giá tăng sẽ làm lạm phát tăng ngay vào tháng sau. Nếu không kiểm soát và để tỷ giá tăng cao sẽ tác động rất tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Trước áp lực tăng tỷ giá thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện chính sách kiểm soát tỷ giá trong biên độ phù hợp (2 - 3%).
Tiếp tục duy trì mục tiêu giảm lãi suất
Với lãi suất, sau nhiều năm giữ nguyên các lãi suất điều hành, mới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giảm các mức lãi suất điều hành và cho vay ngắn hạn trong các lĩnh vực ưu tiên, nhưng vẫn giữ nguyên hạn mức tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 18%. Trên thị trường hiện nay, xu hướng lạm phát thấp, lãi suất huy động và cho vay đang ở mức thực dương khá cao, tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng đang ở mức hợp lý, tỷ lệ nợ xấu đang giảm, thu hồi nợ xấu tăng… Đây là những lý do mà chuyên gia Học viện Chính sách và Phát triển đưa ra để nhấn mạnh việc cần tiếp tục duy trì mục tiêu giảm lãi suất.
Một yếu tố nữa thường được nhắc đến trong bài toán tăng trưởng là tín dụng. Theo kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và GDP, do đặc thù của kinh tế Việt Nam, tín dụng ngân hàng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế khoảng 10,6% với độ trễ 2 quý, 19,7% với độ trễ 3 quý, 21,3% với độ 4 quý và lên tới 26,5% 8 quý sau đó giảm dần. Do đó, kỳ vọng tăng trưởng tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2017 là hạn chế do độ trễ của tăng trưởng tín dụng đến GDP là khoảng 1 năm nhưng sẽ tạo đà cho tăng trưởng năm 2018. Tất nhiên, tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng để hạn chế tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Năm 2016, tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam là 140%, tương đương với Thái Lan, Malaysia, nhưng vẫn thấp hơn nhiều nước trên thế giới. Với mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 6,5% giai đoạn 2016 - 2020, 6,7% năm 2017 và tăng trưởng tín dụng 16 - 18% giai đoạn 2017 - 2020 thì tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam vẫn ở dưới mức trung bình của thế giới.
Như vậy, theo ông Đào Văn Hùng, bên cạnh các giải pháp dài hạn như cải cách thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển khu vực tư nhân… thì trước mắt cần phải tập trung vào các giải pháp thuộc về chính sách tài chính – tiền tệ. “Chính sách tài chính tiền tệ đang đi đúng hướng nhưng độ trễ còn lớn, làm cho cho chính sách chậm đi vào cuộc sống, do đó cần nâng cao hiệu quả điều hành và đặc biệt là trách nhiệm cá nhân”, PGS.TS Đào Văn Hùng nhấn mạnh.
Về quan hệ giữa thu chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế, hầu hết các nhà kinh tế cho rằng có những trường hợp cắt giảm chi tiêu Chính phủ sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhưng cũng có những trường hợp tăng chi tiêu Chính phủ làm tăng GDP. Với tình hình ngân sách hiện nay, không còn nhiều dư địa về trần nợ công và bội chi để mở rộng chính sách tài khóa. Tuy nhiên, vẫn còn những kênh khác để thúc đẩy tăng trưởng như điều chỉnh cơ cấu thu – chi, tăng tốc độ giải ngân, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng vốn đầu tư, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ…./. |
H.Y
相关文章
随便看看