Hươu chuột lưng bạc. (Nguồn: npr.org) Lần đầu tiên sau 30 năm,ươuchuộtxuấthiệntạiViệtNamsaunămnghituyệtchủkeo la liga loài hươu chuột (chevrotain), thuộc họ cheo cheo, đã được chụp lại ở một cánh rừng miền Nam Việt Nam. Đây là tin vui đặc biệt dành cho những nhà bảo tồn hoang dã bởi loài động vật này tưởng như đã tuyệt chủng sau nhiều thập niên biến mất khỏi tầm quan sát của giới khoa học. Theo thông tin đăng trên tạp chí khoa học Nature Ecology & Evolution ngày 11/11, hươu chuột lưng bạc được nhìn thấy lần cuối cùng khoảng hơn 25 năm về trước khi một đội các chuyên gia nghiên cứu người Việt Nam và người Nga mua lại được một cá thể đã chết. Gần đây, sau khi được người dân địa phương cung cấp thông tin về những vùng mà loài động vật này có thể xuất hiện ở vùng rừng nhiệt đới Nha Trang, ven biển phía Nam Việt Nam, các nhà khoa học đã đặt các hệ thống camera theo dõi trong vòng 5 tháng và thu được là 275 tấm ảnh. Sau đó, đội nghiên cứu tiếp tục đặt thêm 29 camera trong khu vực và thu thêm 1.881 bức ảnh khác. | Vườn chim Bạc Liêu - Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia và điểm tham quan hấp dẫn | | Bảo tồn "lộc biển" | | Tài trợ 50.000 USD cho dự án bảo tồn voi Việt Nam |
Hươu chuột Việt Nam nằm trong danh sách 25 loài động vật quý hiếm nghi tuyệt chủng của Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã toàn cầu (GWC). Số lượng loài này ngày càng suy giảm do những biến đổi về môi trường sống và tình trạng săn bắn động vật hoang dã để bán ở chợ đen. Theo giới chuyên gia, việc thấy lại loài động vật này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp giới khoa học chắc chắn rằng hươu chuột chưa tuyệt chủng và tập trung nghiên cứu cách tốt nhất để bảo vệ loài động vật quý hiếm này. Theo GWC, dù có tên là hươu chuột nhưng loài động vật này không phải hươu hay chuột và là động vật có vú, có móng guốc nhỏ nhất thế giới, với trọng lượng chưa tới 5kg. Loài động vật này ưa những nơi hẻo lánh, xa khu dân cư và có đặc điểm nhận dạng là hai chiếc răng nanh nhỏ. Hươu chuột lần đầu tiên được giới khoa học nhắc tới vào năm 1910 khi phát hiện 4 cá thể tại Nha Trang. Các dữ liệu khoa học về loài này sau đó đứt đoạn cho tới năm 1990 khi có thêm một cá thể thu được từ một thợ săn ở miền Trung Việt Nam. Theo chuyên gia Andrew Tilker, Văn phòng Động vật châu Á thuộc GWC, vì có rất ít thông tin được thu thập nên cho tới nay những hiểu biết về loài động vật này vẫn cực kỳ quý giá với giới khoa học. Kết quả nghiên cứu kể trên có được dựa trên những thông tin từ cư dân địa phương, qua đó mở ra cơ hội để giới khoa học tìm hiểu về những loài động vật nghi tuyệt chủng khác dựa trên thông tin từ chính những người bản địa. Chuyên gia này cũng cho rằng việc tìm thấy loài động vật này không có nghĩa là chúng đang an toàn vì vậy cần phải có hành động nhanh chóng để đưa ra những biện pháp bảo tồn nhằm bảo vệ loài này./. |