【kết quả koln】Sản xuất công nghiệp 9 tháng: “Giữ nhịp” tăng trưởng
Sản xuất công nghiệp 8 tháng tăng 9,ảnxuấtcôngnghiệpthángGiữnhịptăngtrưởkết quả koln4% Sản xuất công nghiệp hồi phục nhanh, động lực bứt phá những tháng cuối năm |
Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 9,63%
Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/9/2022, sản xuất công nghiệp quý III/2022 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 12,12% so với cùng kỳ năm trước.
Sản xuất công nghiệp quý III/2022 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi |
Tính chung 9 tháng năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 9,63% so với cùng kỳ năm trước (quý 1 tăng 7,16%; quý 2 tăng 9,51%; quý 3 tăng 12,12%).
Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,69% (quý 1 tăng 7,85%; quý 2 tăng 11,07%; quý 3 tăng 13,02%), đóng góp 2,74 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,71%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,03%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 4,42%, đóng góp 0,15 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Đáng chú ý, chỉ số sản xuất 9 tháng năm 2022 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Đồ uống tăng 31,9%; trang phục tăng 22,5%; da và các sản phẩm có liên quan tăng 20,4%; thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 18,3%; máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 17,3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 16,4%; thiết bị điện tăng 14,9%; sản xuất phương tiện vận tải khác và sản xuất sản phẩm thuốc lá cùng tăng 11,4%.
Ở chiều ngược lại, chỉ số sản xuất của một số ngành giảm là sản phẩm từ cao su và plastic giảm 5,4%; sản xuất kim loại giảm 0,8%.
Một số địa phương có chỉ số sản xuất đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Ngược lại, một số địa phương có chỉ số sản xuất tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa lấy lại đà tăng trưởng cao như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.
Trong 9 tháng năm 2022, một số sản phẩm công nghiệp chủ tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm: Bia tăng 35,8%; thủy hải sản chế biến tăng 20,4%; linh kiện điện thoại tăng 17,3%; ô tô tăng 16,5%; thép thanh, thép góc tăng 15,4%; quần áo mặc thường tăng 13,2%; thuốc lá điếu tăng 11,4%; giày, dép da tăng 10,2%; sơn hóa học tăng 10,1%; bột ngọt tăng 9,6%.
Ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước là sắt, thép thô giảm 13,7%; điện thoại di động giảm 5,8%; phân hỗn hợp NPK giảm 4,1%; thức ăn cho thủy sản giảm 3,3%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 3,1%; khí hóa lỏng LPG giảm 2,5%; tivi các loại giảm 1,8%; dầu thô khai thác giảm 0,6%.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9/2022 tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 tăng 2,8%).
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9/2022 tăng 7,3% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 13,4% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 28,2%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 9 tháng năm 2022 là 76,4% (bình quân 9 tháng năm 2021 là 81,1%).
48,7% doanh nghiệp đánh giá xu hướng kinh doanh sẽ tốt lên
Dấu hiệu rõ nhất cho thấy đà phục hồi của nền kinh tế là theo thống kê 9 tháng đầu năm có 163.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính bình quân từ đầu năm đến nay, mỗi ngày có đến hơn 600 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Trong chiều ngược lại, 9 tháng đầu năm, cả nước có 112.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2022 cho thấy: Có 38,6% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn so với quý II/2022; 36,0% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 25,4% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.
Dự kiến quý IV/2022, có 48,7% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý III/2022; 33,9% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 17,4% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.
“Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước lạc quan nhất với 83,6% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2022 tốt hơn và giữ ổn định so với quý III/2022; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Nhà nước lần lượt là 80,9% và 79,1%”,Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết.
相关文章
Ngày 6/1: Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động
Giá lúa gạo hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động. Ảnh tư liệuTheo cập nhật từ Sở2025-01-26Mẹ suốt ngày than vãn khi sống chung với con rể
Vợ chồng tôi kết hôn được 5 năm. Cuối năm ngoái, sau khi bố mất, mẹ bắt đầu sống một mình trong ngôi2025-01-26Yêu cầu giữ ổn định giá bán các mặt hàng xăng dầu
Theo tính toán của Bộ Tài chính, giá hiện hành của tất cả các mặt hàng xăng dầu đều đang thấp hơn gi2025-01-26Phối hợp hỗ trợ tìm kiếm tàu cá mất liên lạc nhiều ngày
Theo dõi tàu cá hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát t2025-01-26Nhận định, soi kèo Hannover 96 vs SV Waldhof Mannheim, 19h00 ngày 6/1: Khẳng định đẳng cấp
Nhận định bóng đá Hannover 96 với SV Waldhof Mannheim hôm nayTrong lịch sử đối đ2025-01-26Uống nước râu ngô có tác dụng gì?
Ảnh: PinterestRâu ngô là những sợi dài ở đầu bắp ngô. Theo WebMD - chuyên trang y khoa Mỹ - râu ngô2025-01-26
最新评论