【qatar sc】50% văn bản kiểm tra chuyên ngành cần sửa đổi chưa đáp ứng thời gian và yêu cầu

时间:2025-01-12 12:06:46 来源:88Point

50 van ban kiem tra chuyen nganh can sua doi chua dap ung thoi gian va yeu cau

Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 3 kiểm tra hàng hóa NK. Ảnh: T.Hòa

Tính đến 30/7/2017,ănbảnkiểmtrachuyênngànhcầnsửađổichưađápứngthờigianvàyêucầqatar sc có 40/87 (45%) văn bản đã được sửa đổi, bổ sung/thay thế theo yêu cầu tại Quyết định 2026/QĐ-TTg; còn lại 47/87 (55%) văn bản chưa được sửa đổi, bổ sung/thay thế, trong đó 39/47 văn bản đang được các Bộ thực hiện sửa đổi, bổ sung.

Theo Bộ Tài chính, một trong những vấn đề bất cập tồn tại lâu nay trong công tác KTCN đó là rất nhiều mặt hàng nhập khẩu phải đồng thời chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành do một bộ hoặc nhiều bộ quy định. Bộ Tài chính nêu lên một ví dụ cụ thể như: Mặt hàng sữa chua, pho mat vừa phải kiểm dịch động vật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Công Thương.

Không chỉ vậy, riêng về kiểm dịch động vật đối với sữa và các sản phẩm sữa cũng tốn không ít công văn kiến nghị của DN, cơ quan Hải quan. Theo quy định tại mục 3 Phụ lục 1 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT thì “sữa tươi, sữa chia, bơ, phomat, sữa bột, sữa bánh và các sản phẩm từ sữa” là sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch. Tuy nhiên, danh mục này lại không kèm theo mã số HS dẫn đến các đối tượng thuộc diện phải kiểm dịch rất rộng, khó khăn cho cơ quan Hải quan và DN trong việc xác định đối tượng để thực hiện.

Từ năm 2016 đến nay, Bộ Tài chính (Tổng cục) đã có 3 công văn kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn riêng về vấn đề này. Theo đó, Bộ Tài chính kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố Danh mục sản phẩm động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện kiểm dịch có mã số HS theo hướng thu hẹp danh mục hàng hóa phải kiểm dịch động vật nhằm tạo thuận lợi về thương mại. Tuy nhiên, đến nay vướng mắc trên vẫn chưa được tháo gỡ.

Không chỉ sữa và các sản phẩm sữa gặp vướng mắc, nhiều mặt hàng khác cũng “gánh” vài ba giấy phép để NK. Chẳng hạn như: Mặt hàng nồi hơi vừa phải kiểm tra chất lượng theo quy định của Bộ Công Thương, vừa phải kiểm tra an toàn lao động theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Giống cây trồng, các sản phẩm xây dựng (gạch, đá, kính) vừa xin giấy phép NK vừa kiểm tra chất lượng.

Thậm chí có những mặt hàng phải chịu nhiều hình thức quản lý của cùng một bộ quản lý chuyên ngành. Chẳng hạn, thịt và các sản phẩm từ thịt vừa phải kiểm dịch động vật, kiểm tra chất lượng, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; mặt hàng thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế vừa xin giấy phép NK vừa phải kiểm tra chất lượng của Bộ Y tế; mặt hàng gạch, đá, kính xây dựng vừa phải kiểm tra chất lượng và Chứng nhận hợp quy của Bộ Xây dựng...

Để kiểm tra việc thực hiện các chỉ đạo, nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của các bộ đối với hàng hóa XNK, ngày 21/8, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với 11 bộ. Tại buổi làm việc, các bộ phải báo cáo rà soát, thống kê, đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện đối với từng nhiệm vụ về công tác KTCN đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tạo Quyết định 2026/QĐ-TTg, các Nghị quyết 19/NQ-CP. Nhất là các vấn đề liên quan đến việc cắt giảm thủ tục, giấy tờ, thời gian, phí kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK, việc thống nhất danh mục KTCN về chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm dịch theo hướng không chồng chéo cùng một mặt hàng phải kiểm tra qua nhiều cơ quan.

Trong đó xác định rõ tổng nhiệm vụ được giao, số nhiệm vụ đã hoàn thành, số nhiệm vụ chưa thực hiện; giải trình chi tiết những nhiệm vụ chưa thực hiện; nêu rõ những tồn tại, hạn chế cũng như những khó khăn, vướng mắc, đề xuất hướng xử lý.

推荐内容