【soi kèo vòng loại euro】Vợ chồng cùng nhau đi nhặt rác, truyền cảm hứng cho nhiều người

 人参与 | 时间:2025-01-10 00:29:08

5 năm dắt vợ đi nhặt rác

Chuyện bắt đầu từ 5 năm về trước. Những năm ấy,ợchồngcùngnhauđinhặtráctruyềncảmhứngchonhiềungườsoi kèo vòng loại euro anh Hồ Phi Quyết (39 tuổi, xã Quỳnh Lộc, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) đặc biệt có ấn tượng với một người cấp trên của mình.

Mặc dù là lãnh đạo công ty nhưng mỗi khi đi ra ngoài thấy rác, người này luôn cúi xuống nhặt lên, bỏ vào nơi quy định. Hình ảnh ấy đã thay đổi nhận thức của anh Quyết về việc xả rác, bảo vệ môi trường.

Cũng trong thời gian này, công ty nơi anh làm việc thành lập câu lạc bộ từ thiện để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi. Mỗi khi tổ chức các chuyến thiện nguyện, các thành viên của nhóm đều cố gắng thu gom rác thải.

Từ đó, anh Quyết quyết định sẽ tự nguyện nhặt rác, làm sạch khu vực mình sinh sống với ý định lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến cộng đồng. Anh kể: “Đó là năm 2017. Tôi thấy môi trường ô nhiễm quá. Những con sông gần nhà ngày xưa nước trong vắt, chúng tôi tha hồ xuống tắm, bơi lội bây giờ ngập tràn rác thải, nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Dọc đường đi, dù đã có xe thu gom rác nhưng nhiều người vẫn thiếu ý thức, vứt rác bừa bãi… Thấy vậy, tôi quyết định đi thu gom”.

Mỗi cuối tuần, anh dành khoảng 3 tiếng đồng hồ rong ruổi nhặt rác xung quanh nơi sinh sống, các tuyến đường liên xã. Anh cũng cố gắng khơi thông dòng chảy ở các cống nghẹt, làm sạch các đoạn gầm cầu ngập rác.

Ban đầu, hoạt động của anh và vợ bị nhiều người chê cười, cho là gàn dở. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Sau ít ngày nhặt rác một mình, anh nhận thấy nếu muốn lan tỏa hành động này thì phải vận động được thêm nhiều người cùng tham gia. Anh “rủ rê, lôi kéo” vợ cùng đi nhặt rác.

Lúc đầu, khi nghe chồng đề nghị tạm gác việc nhà đi nhặt rác không công, chị Nguyễn Thị Mai (35 tuổi) hết sức bất ngờ. Chị lập tức từ chối và nói làm như thế sẽ bị người ta chê cười.

Tuy vậy, anh Quyết không nản lòng. “Tôi nói với vợ rằng đây là việc làm tốt, rất cần thiết, có tác dụng tuyên truyền, tác động đến nhiều người để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Thế nên, ai nói gì thì nói, việc mình mình cứ làm. Cuối cùng cô ấy đồng ý, theo tôi đi nhặt rác”, anh Quyết kể.

Có thêm người đồng hành, mỗi khi có thời gian, anh Quyết lại cùng chị Mai chở nhau đi nhặt rác, dọn vệ sinh dọc các tuyến đường. Mỗi lần như vậy, hai vợ chồng thường cho rác cho vào bao tải, cột chặt, tập kết ở nơi quy định để xe rác đến thu gom.

Cả hai cũng cố gắng dọn rác ở các chân cầu, thậm chí phải lội xuống vùng nước đen đặc, sặc mùi hôi thối để vớt rác, khơi dòng ở những đoạn cống nghẹt rác.

Chứng kiến cảnh hai vợ chồng anh Quyết để con ở nhà, chở nhau đi nhặt rác không công, người dân xung quanh hết sức bất ngờ.

Không thể lý giải được nguyên nhân, họ chê cười và cho rằng anh chị “quá rảnh rỗi”, “lắm tiền” nên làm những chuyện gàn dở, không giống ai… Tuy vậy, vợ chồng anh Quyết không buồn lòng.

Cả hai tiếp tục công việc đầy ý nghĩa của mình, thậm chí còn cố gắng “lôi kéo” thêm nhiều người khác cùng tham gia.

Tuy nhiên sau đó, nhiều người hiểu và đã tình nguyện cùng vợ chồng anh đi nhặt rác, bảo vệ môi trường. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Thay đổi thói quen xấu

Anh Quyết kể: “Lúc đầu, mọi người chê cười vợ chồng tôi nhiều lắm. Nhưng dần dần họ cũng nhận ra ý nghĩa phía sau công việc này của vợ chồng tôi”.

Trong mỗi lần đi nhặt rác, chúng tôi cũng cố gắng tuyên truyền, giải thích nguyên nhân vì sao phải nhặt rác. Một thời gian sau, khi người dân hiểu được mục đích của việc làm này, chúng tôi vận động, kêu gọi họ tham gia cùng”.

Cách vận động khéo léo của anh Quyết đem lại hiệu quả đầy tích cực. Chỉ sau 2 năm, anh Quyết, chị Mai đã vận động được rất nhiều người tham gia vào hoạt động nhặt rác của mình. Sau đó, vì số lượng người tham gia quá đông, anh Quyết thành lập nhóm tình nguyện nhặt rác, vệ sinh, làm sạch môi trường.

Hiện, nhóm này có đến 50 thành viên, đủ mọi lứa tuổi. Ngoài ra, để hoạt động nhặt rác, làm sạch môi trường của nhóm được lan tỏa xa hơn, anh Quyết liên hệ, kết hợp với nhiều cơ quan, đoàn thể tại địa phương tổ chức các hoạt động nhặt rác quy mô lớn.

Hiện nay, số lượng người tham gia các hoạt động nhặt rác, làm sạch bãi biển ngày càng đông. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Một trong số đó là hoạt động nhặt rác bãi biển với số lượng tình nguyện viên tham gia lên đến hơn 100 người. Mỗi lần tổ chức, hoạt động này làm sạch được hơn 3km bãi biển tại địa phương.

Anh Quyết cho biết: “Chúng tôi tổ chức dọn rác bãi biển mỗi tháng 1 lần. Thời gian thường là ngày cuối tuần hoặc trước thềm ngày lễ nào đó trong tháng. Những ngày này, bãi biển thường tập trung đông người nên chúng tôi sẽ tổ chức các hoạt động nhặt rác có quy mô lớn.

Chúng tôi tổ chức như thế vì 2 mục đích. Ngoài việc cùng nhau dọn rác, làm sạch bãi biển, chúng tôi còn muốn cho nhiều người thấy được việc làm của mình qua đó lan toả nhanh hơn, rộng hơn thông điệp hãy chung tay bảo vệ môi trường sống, không xả rác bừa bãi”.

Sau 5 năm thực hiện, hoạt động tình nguyện nhặt rác, làm sạch môi trường của anh và nhóm tình nguyện viên đem lại nhiều kết quả đáng tự hào. Người dân tại nơi anh sống đã nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường, không còn tình trạng xả rác bừa bãi.

Những tình nguyện viên tham gia hoạt động nhặt rác không chỉ có người lớn mà còn có cả học sinh, sinh viên... (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Các hoạt động của anh và nhóm tình nguyện cũng lan toả, truyền cảm hứng cho nhiều cơ quan đoàn thể ở địa phương và các xã, huyện lân cận. Hầu hết các đoàn thể như: hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên hiện đều có hoạt động nhặt rác, làm sạch môi trường xung quanh.

Hiện nay, mỗi tuần, vợ chồng anh Quyết vẫn duy trì hoạt động nhặt rác của riêng mình. Ngoài ra, mỗi tháng, anh lại kêu gọi, vận động thêm nhiều người tham gia các hoạt động nhặt rác quy mô lớn do nhóm tổ chức.

“Chúng tôi luôn đặt mục tiêu vận động được càng nhiều người tham gia nhặt rác càng tốt. Bởi, mục đích chính của nhóm vẫn là làm sao cho mọi người cúi xuống nhặt rác lên, chung tay làm sạch, bảo vệ môi trường”, anh Quyết nói.

顶: 39852踩: 25