Còn trên 17.614 tỷ đồng chưa phân bổ
Theướngmắcphânbổvốnảnhhưởngđếngiảingânvốnđầutưcôgiải ligao báo cáo của Bộ Tài chính, hiện có 21 bộ, cơ quan trung ương và 26 địa phương chưa phân bổ hoặc phân bổ chưa hết kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Theo đó, tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết còn 17.614,2 tỷ đồng, chiếm 2,65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (663.806,9 tỷ đồng). Trong đó, vốn ngân sách trung ương (NSTW) là 7.408,3 tỷ đồng và vốn cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) là 10.205,9 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, việc chưa phân bổ một lượng vốn còn khá lớn này đã ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân vốn ĐTC nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) những tháng đầu năm 2024.
Ngoài ra, những khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc phân bổ vốn cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ giải ngân.
Cụ thể, một số bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã phân bổ chi tiết cho các dự án nhưng không đủ điều kiện để giải ngân như: chưa có quyết định phê duyệt dự án, lũy kế vốn vượt kế hoạch đầu tư công trung hạn,…; chưa tuân thủ nguyên tắc phân bổ theo quy định.
Việc phân bổ vốn vẫn còn nhiều vướng mắc đã ảnh hưởng rất lớn cho việc giải ngân. Ảnh tư liệu |
Các dự án ODA chưa bố trí kế hoạch theo đúng tỷ lệ vay lại, bố trí khi chưa ký hợp đồng vay lại với Bộ Tài chính, chưa phân bổ kế hoạch vay lại được giao, dự án được phân bổ chưa phù hợp với cơ chế tài chính. Tỷ lệ bố trí vốn đối ứng từ NSĐP đối với các dự án có hỗ trợ từ NSTW (dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án liên vùng) của nhiều địa phương không đáp ứng tiến độ theo quy định.
Thậm chí, một số bộ, ngành, địa phương đã bố trí vượt kế hoạch ĐTC trung hạn, vượt phần vốn NSTW hỗ trợ và vượt tổng mức đầu tư. Một số khác đã phân bổ vốn nhưng không đảm bảo thời gian theo quy định (theo tổng hợp từ Bộ Tài chính, hiện có 5.134,54 tỷ đồng NSTW phân bổ sau ngày 30/12/2023).
Ông Dương Bá Đức, Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính cho biết, để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong việc phân bổ vốn, Bộ Tài chính đã có văn bản kiểm tra phân bổ, nhận xét chi tiết đến từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương để điều chỉnh, hoàn thiện.
Tỷ lệ giải ngân chưa đạt kỳ vọng
Kết thúc tháng 5/2024, tỷ lệ giải ngân vốn ĐTC của cả nước chưa được cao như kỳ vọng. Điều đó cho thấy lượng vốn lớn cần giải ngân sẽ dồn vào những tháng tiếp theo.
Trong khi đó, việc phân bổ vốn vẫn còn nhiều vướng mắc đã ảnh hưởng rất lớn cho việc giải ngân.
Để gỡ vướng cho công tác này, ông Dương Bá Đức, Vụ trưởng Vụ Đầu tư cho biết, Luật Đầu tư công, Quyết định số 1603/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN năm 2024 có quy định, trước ngày 31/12 hàng năm, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải phân bổ chi tiết mức vốn kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm sau, danh mục, mức vốn bố trí cho từng dự án cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới.
Tại Nghị quyết 44/NQ-CP ngày 5/4/2024 của Chính phủ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương đã yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ 100% kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ giao, báo cáo phương án phân bổ, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong tháng 5/2024.
Nút giao cao tốc Phan Thiết - Dầu giây tại tỉnh Đồng Nai. Ảnh minh họa |
Đồng thời, Nghị Quyết số 65/NQ-CP ngày 7/5/2024 phiên họp Chính phủ tháng 4/2024 giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương tổng hợp, báo cáo Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2024 tương ứng với số vốn các bộ, cơ quan trung ương, địa phương chưa phân bố chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án đến ngày 15/5/2024 (không bao gồm số vốn dự kiến giao để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia; vốn của bộ, cơ quan trung ương chỉ có 1 dự án trong năm kế hoạch; vốn dự kiến bố trí cho nhiệm vụ, dự án đang trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để điều chuyển, bổ sung cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương khác có nhu cầu bổ sung vốn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các nhiệm vụ, dự án).
Do đó, để tránh vướng mắc khi thực hiện phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024 theo chỉ đạo của Chính phủ tại các Nghị quyết nêu trên, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Tuy nhiên đến nay, Bộ KHĐT chưa có ý kiến, vì vậy chưa có cơ sở để duyệt dự toán cho các dự án đủ điều kiện nhưng được phân bổ sau 30/12/2023.
Từ tình hình trên và để phân bổ hết nguồn vốn ĐTC đã được Thủ tướng Chính phủ giao góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân của cả nước, ông Đức cho biết, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ KHĐT khẩn trương hướng dẫn cụ thể theo thẩm quyền hoặc tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền có ý kiến về số vốn phân bổ trong thời điểm từ ngày 30/12/2023 đến ngày 15/5/2024 và sau ngày 1515/5/2024.
Nguồn vốn đầu tư công ưu tiên bố trí cho các dự án trọng điểmBáo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình phân bổ vốn, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã ưu tiên bố trí vốn cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án cao tốc, liên vùng, đường ven biển, dự án trọng điểm khác là 100.223,5 tỷ đồng (số vốn tối thiểu phải bố trí theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ là 99.358 tỷ đồng), các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là 6.112,674 tỷ đồng. Tuy nhiên trong tổng số vốn NSTW đã phân bổ, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ cho dự án sau ngày 30/12/2023 (theo quy định việc phân bổ kế hoạch vốn phải hoàn thành trước 31/12/2023) với số vốn 5.134,54 tỷ đồng; trong đó vốn theo ngành, lĩnh vực là 1.977,06 tỷ đồng, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia là 3.157,48 tỷ đồng. |