【kqbd manchester city】Đánh giá công tác thực thi chính sách pháp luật về phát triển năng lượng 2016
Bàn giải pháp phát triển năng lượng sạch,Đánhgiácôngtácthựcthichínhsáchphápluậtvềpháttriểnnănglượkqbd manchester city năng lượng tái tạo bền vững Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch giám sát chính sách năng lượng giai đoạn 2016-2021 |
Hội thảo do Đoàn giám sát Ủy ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Liên Hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên Hiệp hội) tổ chức với sự tham dự của hơn 100 đại biểu, chuyên gia đến từ Liên Hiệp hội, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cùng đại diện một số Đoàn Đại biểu quốc hội tại các địa phương...
Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá, kết việc thực thi chính sách pháp luật phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021; đề xuất định hướng xây dựng, hoàn thiện chủ trương, cơ chế, chính sách pháp luật và giải pháp phát triển năng lượng; tiếp tục hoàn thiện các đề cương và nội dung báo cáo theo yêu cầu của Đoàn giám sát.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy phát biểu tại Hội thảo |
Phát biểu tại Hội thảo, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy khẳng định: "Giai đoạn 2016-2021 ngành năng lượng đã bám sát chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước và có bước phát triển nhanh chóng tương đối đồng bộ trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Những kết quả đạt được của ngành năng lượng trong giai đoạn 2016-2021 là tiền đề quan trọng để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 55 ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng, chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045”.
"Tuy nhiên, ngành năng lượng còn một số tồn tại như: các nguồn cung năng lượng trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu; việc nhập khẩu năng lượng trong nước ngày càng lớn; một số chỉ tiêu an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi; cơ sở hạ tầng ngành năng lượng còn thiếu và chưa đồng bộ; trình độ công nghệ trong một số lĩnh vực của ngành năng lượng còn chậm chưa được nâng cao; thị trường năng lượng phát triển chưa bền vững…chính vì vậy Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định giám sát về chuyên đề này"- ông Lê Quang Huy nhấn mạnh
Việc thực hiện chính sách pháp luật về phát trển năng lượng Việt Nam giai đoạn 2016-2021, với mục tiêu là đánh giá trung thực khách quan đầy đủ và toàn diện việc triển khai thực hiện chính sách pháp luật về năng lượng giai đoạn 2016-2021; Phát hiện những tồn tại hạn chế làm rõ những nguyên nhân để từ đó kịp thời đề xuất các phương án xử lý các khó khăn bất cập; rút ra các bài học kinh nghiệm về xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật về năng lượng trong giai đoạn tiếp theo; các kiến nghị đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về phát triển năng lượng.
Phát biểu tại Hội nghị, TSKH Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp hội đã khẳng định, Việt Nam là một nước đang phát triển, tốc độ tăng trưởng cao, vì thế, nhu cầu sử dụng năng lượng, đặc biệt là điện năng ngày càng tăng cao. Tăng trưởng DGP giai đoạn 2016-2020 tăng 5,99%/năm dẫn đến nhu cầu năng lượng của giai đoạn này cũng tăng khoảng 10-11%. Do sự phát triển nhanh kèm theo sử dụng một lượng lớn năng lượng, vì thế phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng chiếm khoảng 63% tổng lượng phát thải của Việt Nam năm 2010 và dự ước sẽ chiếm khoảng 73% và 80% vào năm 2030 và 2045 tương ứng.
“Cùng với các chủ trương chính sách phát triển năng lượng bền vững, giảm phát thải khí nhà kính theo cam kế của Chính phủ Việt Nam tại COP 26, với tư cách là một một tổ chức chính trị-xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam, hội thảo lần nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có những tư liệu quý báu để kiến nghị Quốc hội tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật phát triển năng lượng Việt Nam bền vững, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế-xã hội đất nước”-TSKH Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.
Ông Tạ Đình Thi đề nghị các chuyên gia tập trung thảo luận vào 7 nhóm nội dung |
Tại Hội thảo, ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã đề nghị các chuyên gia, đại biểu tập trung vào 7 nhóm vấn đề: (1) Tình hình đầu tư phát triển, cung cầu và an ninh, an toàn, tiết kiệm năng lượng; (2) Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng quốc gia; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển năng lượng; (3) Chuyển dịch năng lượng và bảo vệ môi trường, ứng dụng và biến đổi khí hậu; (4) Khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng; (5) Quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng; phân nhiệm quản lý nhà nước, cơ cấu tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng; (6) Cơ chế đầu tư, kinh doanh phát triển thị trường năng lượng canh tranh, giá cả thị trường năng lượng, cơ chế dữ trữ, dự phòng năng lượng; Một số nội dung khác ( thực hiện các cam kết quốc tế; hợp tác quốc tế; xã hội; quốc phòng, an ninh liên quan đến phát triển năng lượng).
Ông Lê Quang Huy cũng đề nghị các chuyên gia, đại biểu tập trung thảo luận nội dung thực trạng, thực thi hoàn thiện chính sách pháp luật về phát triển năng ượng trong thời gian qua và đề xuất giải pháp cụ thể. Từ đó Đoàn giám sát có thể cơ sở thực tiễn để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội những đề xuất kiến nghị đúng, trúng vừa giúp tháo gỡ giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trước mắt, đồng thời tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách về phát triển năng lượng để hướng tới đến mục tiêu dài hạn hơn đảm bảo chuyển dịch năng lượng công bằng, an ninh năng lượng quốc gia.
Nghị quyết số 528/NQ-UBTVQH15 ngày 29/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hộ về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường được giao chủ trì tham mưu giúp Đoàn giám sát về những vấn đề liên quan đến nội dung giám sát. Trong thời gian qua, Thường trực Ủy ban khoa học, Công nghệ và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đến tiến hành nghiên cứu tài liệu, làm việc với một số chuyên gia, bộ ngành, cơ quan liên quan, tổ chức một số hội nghị, hội thảo xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đã trình Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải – Trường Đoàn Gám sát phê duyệt Kế hoạch giám sát phê duyệt Kế hoạch giám sát chi tiết và các đề cương báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021 gửi đến các cơ quan, tổ chức có liên quan. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hacker bắt đầu nhắm thẳng đến ví bitcoin
- ·Không hẳn kem dưỡng da càng đắt tiền, có thương hiệu lớn là tốt
- ·Phát hiện thủ đoạn lừa đảo mới nhằm chiếm đoạt tiền thông qua bán hàng online
- ·Cảnh báo tình trạng lợi dụng mô hình bán hàng đa cấp để thu lợi bất chính
- ·Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty
- ·Thành viên Ban kiểm soát Công ty CP Khoáng sản và VLXD Lâm Đồng bị phạt vì bán ‘chui’ cổ phiếu
- ·Nhập lậu lô thuốc tân dược 3 tỷ đồng
- ·Nestlé MILO tiên phong sử dụng ống hút giấy bảo vệ môi trường
- ·Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- ·Sử dụng thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ dị ứng
- ·Gương mẫu, trách nhiệm
- ·Sử dụng thuốc điều trị sốt rét để dự phòng Covid
- ·Dừng đỗ xe trên cao tốc nếu thiếu vật dụng cảnh báo nguy hiểm này rất dễ gặp tai nạn
- ·Gỗ dán cứng Việt Nam bị yêu cầu điều tra gian lận xuất xứ
- ·Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- ·Lưu ý đặc biệt khi sử dụng quạt thông gió công nghiệp hình vuông
- ·Phát hiện hơn 5.000 chai nước uống được tẩy xóa ngày sản xuất và hạn sử dụng
- ·Sai lầm nghiêm trọng nhiều tài xế mắc khi thay lốp bánh trước cho ô tô
- ·Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
- ·Ngang nhiên sản xuất khẩu trang y tế phòng Covid