Việc tới ngày 15/10/2021,élộnguyênnhânđiệngióđượcCODítdùgầnhếtthờigianưuđãkết quả đá bóng việt nam hôm nay chỉ có rất ít nhà máy điện gió đã đủ điều kiện vận hành thương mại (COD) theo công bố của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khiến nhiều người rất bất ngờ.
Cụ thể, theo EVN, đã có tổng cộng 106 nhà máy điện gió gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD) với tổng công suất là 5.655,5 MW.
Tuy nhiên, tới ngày 15/10/2021, mới chỉ có 11 nhà máy điện gió với tổng công suất 443 MW đã được công nhận vận hành thương mại COD.
Trong số 11 dự ánnày, các nhà máy được COD toàn bộ công suất đăng ký chỉ có BIM (88 MW), Tân Linh (46,2 MW), số 5 Ninh Thuận (46,2 MW), Hướng Tân (46,2 MW) và Đông Hải 1 giai đoạn 2 (50 MW). Các dự án còn lại trong số 11 dự án này mới COD được một phần công suất đăng ký.
Tìm hiểu của Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, việc thí nghiệm công suất tại nhiều dự án điện gió đã hoàn thành với tổng công suất đôi ngàn MW, tuy nhiên, nhiều dự án điện gió vẫn chưa thể có tên trong danh mục các nhà máy điện được huy động trên hệ thống điện hàng ngày hiện nay là bởi còn thiếu giấy tờ liên quan đến phòng cháy chữa cháy.
Việc thiếu giấy tờ này cũng đang khiến nhiều chủ đầu tưdự án điện gió đứng ngồi không yên, bởi nếu không kịp có để hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện công nhận COD trước ngày 31/10/2021, thì số phận của dự án chưa biết sẽ đi về đâu khi không nhìn thấy dòng tiền vào để trả nợ các khoản vay.
Cụ thể, trong một số ngày gần đây, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) đã ban hành vố số văn bản tới các doanh nghiệpđiện gió để thu hồi các thông báo trước đó của mình liên quan đến kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng và chấp thuận kết quả nghiệm thu tại các dự án này.
Theo đó, sau khi rà soát hồ sơ, Cục Điện lực thấy việc ban hành một số thông báo cụ thể tới các dự án điện gió có thiếu sót về nội dung quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy. Vì vậy, Cục Điện lực đã quyết định thu hồi các thông báo được ban hành trước đó về kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng và chấp thuận kết quả nghiệm thu của một số doanh nghiệp đầu tư điện gió.
Cục Điện lực cũng đề nghị doanh nghiệp điện gió sau khi có văn bản của cấp thẩm quyền chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy theo quy định cho các công trình/hạng mục công trình hoàn thành, doanh nghiệp có văn bản (kèm theo tài liệu liên quan) báo cáo Cục để xem xét, giải quyết theo quy định.
Điều này ngay lập tức khiến số công suất điện gió được chấp thuận COD không tăng nhanh trong thời gian nhà đầu tư đang chạy đua nước rút để về đích trước ngày 1/11/2021, nhằm được hưởng giá điện gió hấp dẫn theo Quyết định 38/2018/QĐ-TTg.
Trước đó, vào ngày 7/10/2021, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) cũng vừa phát công văn tới chủ đầu tư các dự án điện gió lưu ý về điều kiện để được công nhận COD) đối với trụ điện gió.
Theo đó, chiếu theo Khoản 3 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, thì công trình, hạng mục được đưa vào khai thác, sử dụng khi đáp ứng điều kiện được nghiệm thu theo quy định và cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư.
Theo mẫu thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình tại Phụ lục VII ban hành kèm Nghị định 06/2021/NĐ-CP, một trong những căn cứ chấp thuận hoàn thành hạng mục công trình là văn bản chấp thuận nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy”.
Tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP liên quan đến thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy có quy định, chủ đầu tư phải đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt thiết kế trước đó đến kiểm tra kết quả nghiệm thu nêu trên và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy trước khi đưa công trình vào sử dụng; nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục, từng hệ thống và nghiệm thu bàn giao; Chủ đầu tư quyết định việc nghiệm thu từng phần công trình trong trường hợp khu vực nghiệm thu đủ điều kiện vận hành độc lập, bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu trước khi đưa phần công trình đó vào sử dụng.
Dựa trên các quy định này, để cơ quan chuyên môn về xây dựng trong lĩnh vực điện lực thuộc Bộ Công thương hoặc UBND cấp tỉnh có cơ sở xem xét và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu, đưa công trình điện gió vào sử dụng theo đúng, đủ quy định của pháp luật, Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo đã đề nghị chủ đầu tư dự án điện gió khẩn trương hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu theo quy định, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ra văn bản chấp thuận nghiệm thu trước ngày 1/10/2021.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, một quan chức của Cục Điện lực đã cho hay, văn bản này không đưa ra quy định gì thêm mà chỉ là lưu ý các nhà đầu tư tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.
“Khoản 1 và Khoản 9 Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP đã quy định rõ. Tuy nhiên, do dự án điện gió gồm nhiều trụ tua bin làm việc độc lập về phòng cháy chữa cháy và có thể nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy từng phần (gồm một số trụ tuabin), chứ không nhất thiết phải chờ xong toàn bộ cả dự án. Lâu nay, chủ đầu tư thường để xong cả dự án mới xin văn bản chấp thuận nghiệm thu phòng cháy chữa cháy chung 1 lần, nhưng bây giờ thì phải đồng bộ nếu nghiệm thu từng phần, từng trụ tuabin hay một số trụ.
Nghị định 136/2020/NĐ- CP cũng cho phép nghiệm thu từng phần công trình nếu từng phần đó đảm bảo làm việc độc lập được về mặt phòng cháy chữa cháy. Trên thực tế, các tuabin được chế tạo độc lập các hệ thống phòng cháy chữa cháy, tuabin nào tự chữa cháy tuabin đó. Ở đây chỉ lưu ý các chủ đầu tư phải thuyết phục được cơ quan cảnh sát phòng cháy cháy đồng ý cấp văn bản chấp thuận từng phần như Nghị định 136/2020/NĐ-CP cho phép”, vị này nói.