Bộ Tài chính vừa đề xuất xóa nợ thuế cho một số đối tượng với số tiền khoảng 10.000 tỉ đồng. Ngoài ra,ĐềxuấtxóakhoảngtỉđồngnợthuếƯuáiDNnhànướsoi kèo mu vs liver bộ này cũng đề xuất bổ sung vào khoản 4 điều 65 Luật Quản lý thuế theo hướng xóa nợ cho các trường hợp: Doanh nghiệp (DN) nhà nước sắp xếp lại theo quy định có số nợ thuế lớn hơn hoặc bằng vốn chủ sở hữu nhà nước tại DN; DN nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa nhưng nợ thuế chưa được trừ vào vốn nhà nước tại DN khi chuyển đổi sở hữu. Coi chừng tiêu cực Theo đại diện Bộ Tài chính, DN muốn được xóa nợ thuế phải đạt một trong các tiêu chí: DN cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng vốn ngân sách hoặc có nguồn từ ngân sách nhưng chưa được nhà nước thanh toán nên không có nguồn để nộp thuế trước ngày 1-1-2015; DN có đối tác bị phá sản hoặc hủy hợp đồng dẫn đến không có nguồn để trả nợ thuế; DN đã bỏ kinh doanh, giải thể, phá sản... Ảnh minh họa Đề xuất trên xuất phát từ thực tế cơ quan thuế đã áp dụng nhiều biện pháp thu hồi tiền thuế nợ đọng nhưng không được bởi có nhiều trường hợp không xác minh được đối tượng để thu thuế. Mặt khác, những năm qua, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế thông qua việc gia hạn, miễn giảm thuế một số sắc thuế. “Chưa có cơ chế xử lý đối với tiền phạt chậm nộp thuế là vấn đề tồn đọng lớn của luật” - vị này giải thích về việc đề xuất sửa nội dung trong luật. Tuy vậy, nhiều ý kiến băn khoăn việc Bộ Tài chính chỉ ưu ái cho một số đối tượng sẽ tạo ra sự bất bình đẳng và nảy sinh tiêu cực. TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, nhận định: “Việc xóa nợ dựa trên những tiêu chí không rõ ràng. Chưa biết các DN có được lợi từ việc xóa nợ hay không nhưng có thể đối tượng hưởng lợi trước chính là những người quyết định DN được xóa nợ hay không? Đây là cơ hội sinh ra cơ chế xin - cho”. Mặt khác, theo ông Tuấn, chính sách này có thể tạo kẽ hở cũng như động lực cho DN không thua lỗ tận dụng để hạch toán thua lỗ. Chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh đề nghị cần có sự giám sát chặt chẽ nếu thực thi quyết định này, nhất là các vấn đề: nguồn gốc thua lỗ về cả lý do chủ quan và khách quan, trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra thua lỗ. “Làm được điều này mới bảo đảm công bằng giữa các DN, xác định đúng đối tượng và hạn chế tiêu cực” - ông Doanh nói. Tạo tâm lý ỷ lại Một chuyên gia từng làm việc tại Bộ Tài chính cho rằng chính sách trên sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN, giảm gánh nặng cho cơ quan thuế bởi thời gian qua, nền kinh tế rất khó khăn, nhiều DN lâm vào tình trạng điêu đứng. Hơn nữa, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các khoản nợ khó thu là do DN làm ăn thua lỗ đã bỏ kinh doanh, giải thể, phá sản. “Đối với những DN này, việc xóa nợ hay không thực chất ít có ý nghĩa bởi họ đã ngừng kinh doanh rồi. Về phía nhà nước thì việc tìm ra người nộp không dễ. Như vậy, khoản nợ cứ treo ở đó nên cần có cơ chế để giải quyết” - vị chuyên gia phân tích. Tuy nhiên, chính sách này có thể tạo tiền lệ xấu khi DN có tâm lý trông chờ vào việc khi thua lỗ hoặc phá sản có thể “trút” được nợ thuế. “DN có thể ngừng kinh doanh và tìm đường thành lập DN khác trong khi không phải chịu trách nhiệm về khoản nợ cũ. Như vậy, vừa làm giảm sức chiến đấu của DN, tạo điều kiện và tâm lý không tuân thủ việc thực hiện nghĩa vụ thuế; vừa gây thất thu ngân sách nhà nước” - một chuyên gia lo ngại. Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn cho rằng chính sách này tạo cơ chế khuyến khích ngược. “Những người chậm nộp tiền thuế lại được thưởng thêm, cũng có nghĩa là DN chấp hành thuế tốt thì bị phạt. Như thế là rất vô lý. Kinh doanh thua lỗ là quy luật của thị trường và DN nào cũng phải chấp nhận. Do đó, không thể lấy lý do thua lỗ để nhà nước phải xóa nợ thuế cho DN” - ông Tuấn bày tỏ. Chậm nộp thuế thì phải phạt Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng phải xem xét tất cả các thành phần kinh tế đồng đều với nhau. “Các DN có vốn nhà nước đã được ưu đãi nhiều mặt rồi mà lúc thua lỗ lại được nhà nước tha thì là đối xử phân biệt” - ông Hiếu nói. TS Đỗ Thiên Anh Tuấn cho rằng với trường hợp DN nhà nước thực hiện sắp xếp lại có số nợ thuế lớn hơn hoặc bằng vốn chủ sở hữu nhà nước tại DN; DN nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa nhưng nợ thuế chưa được trừ vào vốn nhà nước tại DN khi chuyển đổi sở hữu hoặc DN kinh doanh chưa được nhà nước thanh toán… mà được xóa nợ thuế thì không khác nào “đổi chác”. “DN chậm nộp thuế thì phạt DN, nhà nước chậm thanh toán cho DN thì phải phạt nhà nước chứ không thể nào cấn trừ và đổi chác được” - ông Tuấn nêu quan điểm. |
Theo NLĐ Khoe khoang clip vừa nằm vừa lái xe, thanh niên bị phạt 6 triệu |