【chung kết cúp c2 châu âu】Đại hội Thể thao đồng bằng: Quyết liệt và sôi nổi
Dù chỉ mới khởi tranh vài môn thi đấu nhưng Đại hội Thể thao đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ IX - Hậu Giang năm 2023 đã mang đến bữa tiệc thể thao đầy hấp dẫn với nhiều cuộc chạm trán kịch tính,ĐạihộiThểthaođồngbằngQuyếtliệtvsinổchung kết cúp c2 châu âu quyết liệt và chất lượng.
Trận thi đấu của vận động viên kickboxing Hậu Giang Nguyễn Xuân Tùng (bên phải), HCV 51kg nam, nội dung fullcontact.
Khởi đầu ấn tượng
Đại hội Thể thao ĐBSCL lần thứ IX đã hoàn thành 4 môn là bóng chuyền bãi biển nữ, kickboxing, boxing, taekwondo. Phần lớn diễn biến trận đấu đều khá gay cấn, việc thắng thua chỉ được định đoạt trong những phút so kè cuối cùng. Vận động viên dù gặp phải chấn thương, đổ mồ hôi và cả máu nhưng luôn mang tinh thần nỗ lực, quyết tâm thi đấu, cố gắng đem về thành tích tốt.
Vận động viên kickboxing Hậu Giang Nguyễn Xuân Tùng chia sẻ: “Trong thể thao việc gặp chấn thương là chuyện thường nhật, nhất là những môn mang tính chất đối kháng. Tuy vất vả nhưng bằng ngọn lửa thể thao đầy nhiệt huyết, tôi luôn thi đấu hết mình trong từng trận, giữ sự ổn định về thể lực, lựa chọn thời cơ thích hợp để giành lợi thế trước đối phương”.
Chính sự chuẩn bị chu đáo, có kế hoạch dài hơi, kỹ lưỡng trong nguồn lực, đã giúp ban huấn luyện nhìn đúng và phát huy được thế mạnh sẵn có, mang về kết quả khá ấn tượng ở 2 môn kickboxing và boxing. Thể thao Hậu Giang nhờ đó đang tạm xếp vị trí nhì toàn đoàn ở sân chơi khu vực đồng bằng với 13 huy chương vàng (HCV), 8 huy chương bạc (HCB) và 31 huy chương đồng (HCĐ). Một khởi đầu khá tốt, giúp thể thao tỉnh có cơ hội tranh chấp và nhiều khả năng hoàn thành vượt mục tiêu đề ra ở giai đoạn kế tiếp.
Tại đại hội lần này, đoàn Hậu Giang phấn đấu đạt từ 22 HCV, 27 HCB và 27 HCĐ trở lên, xếp hạng 9/13 tỉnh, thành trong khu vực. Ông Nguyễn Phước Hưng, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh, cho rằng: “Các tỉnh, thành trong khu vực đều có sự chuẩn bị lâu dài, bài bản cho đại hội nên sức cạnh tranh thành tích là khá lớn, chỉ một phút lơ là hoặc chiến thuật không phù hợp sẽ dễ dàng nhận thất bại. Khởi đầu tốt về số lượng huy chương, chúng tôi kỳ vọng huấn luyện viên, vận động viên sẽ tiếp tục thi đấu hết mình, duy trì, giữ vững vị thế và gặt hái thêm nhiều thành tích mới”.
Với tư cách chủ nhà, Hậu Giang là nơi diễn ra 8 môn thuộc chương trình thi đấu đại hội và hiện đã hoàn thành việc đăng cai 2 môn đầu tiên kickboxing và boxing. Nhìn chung, cơ sở vật chất, công tác chuyên môn, hậu cần, thông tin, an ninh trật tự, chăm sóc sức khỏe vận động viên được chuẩn bị chu đáo, an toàn, tiết kiệm và đạt mục tiêu đề ra. Việc bố trí địa điểm ăn, nghỉ phục vụ các đoàn đảm bảo…
Vào trung tuần tháng 8, Hậu Giang tiếp tục tổ chức thi đấu 4 môn là judo và kurash tại Nhà thi đấu bóng rổ thành phố Ngã Bảy, việt dã và quần vợt tại thành phố Vị Thanh.
Quyết liệt ở phần còn lại
Đại hội Thể thao ĐBSCL năm 2023 có quy mô 27 môn, diễn ra từ tháng 7 đến tháng 10-2023. Tháng 8 sẽ là giai đoạn đầy quyết liệt khi có tới 16/27 môn thi đấu được tổ chức liên tiếp tại các tỉnh, thành trong khu vực, chắc chắn mang lại cho người hâm mộ thể thao những bữa tiệc tinh thần đầy ấn tượng.
Thể thao Hậu Giang dự đại hội với 19 môn, thì có tới 12 môn thi đấu trong giai đoạn này nên đây được xem là khoảng thời gian mấu chốt để tạo nên khoảng cách và sự bứt phá trên bảng tổng sắp thành tích chung. Các môn judo, điền kinh, việt dã, võ cổ truyền… được kỳ vọng mang về nhiều HCV cho đoàn thể thao tỉnh nhà. Anh Diệp Thanh Phong, huấn luyện viên điền kinh Hậu Giang, chia sẻ: “Điền kinh sẽ tranh tài từ ngày 21 đến 25-8 tại An Giang. Với nguồn lực tương đối đảm bảo, tập huấn, tập luyện nhiều tháng qua, số lượng khoảng 20 vận động viên thi đấu, chúng tôi kỳ vọng nằm trong tốp 3 toàn đoàn”.
Còn anh Huỳnh Thành Tài, Trưởng bộ môn judo-jujitsu tỉnh, thông tin: “Đội tiếp tục tập luyện, duy trì nền tảng thể lực ổn định, rèn thêm kỹ chiến thuật trong giai đoạn này vì từ nay đến ngày môn judo tranh tài không còn nhiều. Ở môn judo chúng tôi đề ra mục tiêu giành 3 HCV, trong đó nỗ lực phát huy thế mạnh nội dung quyền”. Ngoài ra, bộ môn cũng cố gắng cân đối nguồn lực đảm bảo, khi vừa dự tranh lần lượt 3 môn trong tháng này, gồm judo từ ngày 16 đến 22-8, jujitsu ngày 22 đến 28-8, kurash từ ngày 26 đến 31-8.
Ở sân chơi thể thao khu vực đồng bằng, Hậu Giang vẫn còn nằm trong tốp dưới, trong khi tất cả các tỉnh, thành phố còn lại đều có sự chuẩn bị chu đáo và tìm kiếm cơ hội vượt lên. Nhưng chưa bao giờ thể thao Hậu Giang có nhiều điều kiện và lợi thế như hiện thời, điều quan trọng là ngành chuyên môn sẽ nỗ lực, tận dụng từng cơ hội như thế nào để đạt kết quả cao nhất. Đó không chỉ là cơ hội để khẳng định vị thế khu vực mà còn giúp kiểm tra, đánh giá được năng lực, trình độ của thể thao tỉnh nhà nhằm có định hướng phát triển, vun bồi hiệu quả, đạt chất lượng hơn trong tương lai. Kỳ vọng các vận động viên Hậu Giang sẽ ổn định tâm lý, vững vàng chiến thuật để viết thêm bảng thành tích mới cho thể thao tỉnh ở một kỳ đại hội đồng bằng.
An Giang tạm xếp vị trí dẫn đầu toàn đoàn, Hậu Giang thứ nhì
An Giang đang tạm xếp vị trí dẫn đầu toàn đoàn với 19 HCV, 17 HCB và 14 HCĐ; Hậu Giang xếp nhì với 13 HCV, 8 HCB, 31 HCĐ, Tiền Giang xếp thứ ba với 12 HCV, 16 HCB và 15 HCĐ. Tại Đại hội Thể thao ĐBSCL lần thứ VIII năm 2020, đoàn Hậu Giang xếp 11/14 đoàn tham gia, mang về 15 HCV, 15 HCB và 22 HCĐ. Đại hội Thể thao ĐBSCL lần thứ IX - Hậu Giang 2023, thi đấu từ tháng 7 đến tháng 10-2023 với 27 môn, thu hút hơn 2.400 vận động viên, huấn luyện viên. Thể thao Hậu Giang dự đại hội với 19 môn gồm: kickboxing, boxing, võ cổ truyền, bóng đá nam U20, canoeing, judo, cử tạ, quần vợt, điền kinh, jujitsu, kurash, bóng bàn, việt dã, bắn cung, bi sắt, Vovinam, bóng chuyền nam, karate, bóng rổ, với khoảng 350 vận động viên. |
Bài, ảnh: HỒNG NHUNG