【lecce – genoa】Thêm hàng ngàn tỷ đồng đổ vào, VN
Áp lực chốt lời tăng lên
Phiên giao dịch cuối tuần được dự báo có khả năng bị bán ra mạnh hơn,êmhàngngàntỷđồngđổvàlecce – genoa do hôm nay là ngày khối lượng cổ phiếu bắt đáy hôm 4/3 vừa qua về đến tài khoản. Có ít nhất hai nguyên nhân khiến áp lực bán ra sẽ tăng lên.
Thứ nhất, thị trường chưa có gì chắc chắn rằng đợt tăng tuần này mang tính bền vững, theo dạng chỉ là một đợt điều chỉnh nhẹ trong xu thế tăng, mà không phải là một đợt phục hồi kỹ thuật trong xu thế giảm. Do đó khối lượng bắt đáy ngày 4/3 về tài khoản có lãi đã là một may mắn lớn. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu chốt lời, vì dù sao giành được một chút lợi nhuận ngắn hạn cũng là một thành công, cần được bảo toàn.
Thứ hai, 4 phiên tăng giá trong tuần đã đẩy giá nhiều cổ phiếu quay lại thời điểm trước khi sụt giảm mạnh hôm đầu tuần. Nghĩa là một khối lượng cổ phiếu lớn vốn đang lỗ, đột nhiên trở thành hoàn vốn hoặc có lãi mỏng. Nhà đầu tư bị kẹt lại sẽ phải lựa chọn giữa việc tiếp tục nắm giữ với kỳ vọng giá sẽ vượt đỉnh cao cũ, hoặc bán ra nhanh chóng để giảm rủi ro khi giá còn đang tốt.
Giao dịch hôm nay thể hiện rõ sự xung đột trong việc nắm giữ hay bán ra. Khi giá còn tăng nhẹ nhàng trong phiên sáng, áp lực bán là không lớn. Đến khi giá bùng phát mạnh cuối buổi sáng và đầu buổi chiều, áp lực bán tăng mạnh vì giá rất tốt. Nhà đầu tư không bán giá thấp nhiều nhưng lại chọn giá cao để có lợi hơn.
VN-Index đã có lúc vượt xa mức 580 điểm, lên tận 582,24 điểm, tương đương trên tham chiếu 0,64%. Với hàng trăm cổ phiếu tăng giá ào ạt, khó có thể nghĩ rằng chỉ số lại bị ép xuống tận 578,75 điểm lúc đóng cửa, chỉ còn tăng 0,21%. Đây là lần thứ 2 trong vòng 2 phiên VN-Index thất bại trong việc chinh phục ngưỡng kháng cự 580 điểm.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại này, là HSX đã không có sự đồng thuận tăng giá ở các cổ phiếu blue-chips. Một số mã đã tăng rất tốt hôm nay: EIB tăng 2,96%, IJC tăng 4,96%, SSI tăng 0,77%, STB tăng 3,48%, ITA tăng 3,8%, thêm BVH tăng 0,43%, VIC tăng 0,67%... nhưng chừng đó là chưa đủ.
Phía giảm giá có nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như, như MSN mất 1,02%, VCB giảm 0,33%, HAG giảm 1,49%, HPG giảm 0,82%, HSG giảm 1,69%, PET giảm 1,82%, PGD giảm 1,08%...
VN-Index mất khá nhiều điểm số trong buổi chiều hôm nay thể hiện áp lực bán đã tăng lên. Những cổ phiếu giao dịch mạnh nhất như HAG, SSI đều suy yếu đi, trong đó HAG mất giá mạnh.
Sàn Hà Nội cũng thiếu sự đồng thuận quan trọng của các cổ phiếu lớn. HNX-Index chỉ tăng được 0,44% do ACB, SHB tham chiếu, PVS giảm 1,08%. Các cổ phiếu tăng giá đều là các mã vốn hóa trung bình như VND, KLS, SCR, PVX, DCS, VIG, HUT, BVS…
Quy mô giao dịch phiên hôm nay tăng rất khá, đạt 234,7 triệu cổ phiếu và 2.867,6 tỷ đồng khớp lệnh, tăng 15% về khối lượng và gần 5% về giá trị. Rõ ràng là nhà đầu tư đã bỏ nhiều tiền hơn để mua, nhưng giá không có nhiều động lực tăng do khối lượng bán ra cũng tăng theo.
Tiền đầu cơ hoạt động mạnh
Top 5 giao dịch NĐTNN | ||
Mã CK | KL mua ròng | GT mua ròng |
EIB | 738.810 | 10,2 |
GAS | 99.000 | 8,3 |
STB | 304.300 | 6,3 |
DIG | 273.460 | 4,8 |
KBC | 344.220 | 4,5 |
Mã CK | KL bán ròng | GT bán ròng |
HAG | 804.380 | 21,4 |
ITA | 2.529.750 | 20,5 |
CTG | 397.640 | 6,7 |
VSH | 215.100 | 3,4 |
DPM | 55.990 | 2,5 |
Một phần không nhỏ của lượng tiền mua hôm nay hướng đến các cổ phiếu đầu cơ nhỏ, bỏ rơi các cổ phiếu vốn hóa lớn. Có 58 cổ phiếu kịch trần trên thị trường hôm nay, thậm chí còn “nóng” hơn cả phiên hôm qua. Tất cả đều thuộc về các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hoặc siêu nhỏ.
Có rất nhiều giao dịch lớn ở các mã này, thể hiện dòng tiền lớn bắt đầu “can dự” nhiều hơn. Chẳng hạn cổ phiếu TDC lọt vào Top 5 cổ phiếu có giá trị khớp lệnh lớn nhất HSX, với trên 75,7 tỷ đồng. TDC ghi nhận một phiên thanh khoản chưa từng có trong lịch sử còn giá thì vọt lên mức cao nhất trong vòng 7 tháng.
TTF, DLG, AGR, HAP, MTG, NKG, VST, PXM, DIC, SMA, CCL, BGM, VIS, UDC, HLA… là đại diện trong hàng chục cổ phiếu có giá dưới 10.000 đồng kịch trần hôm nay với khối lượng giao dịch lớn.
Sàn HNX cũng đóng góp hàng loạt cổ phiếu đầu cơ nhỏ quen thuộc như ICG, PDC, SDD, CVN, HNM, HPC, ITQ, KSD, DCS…
Dòng tiền đầu cơ hoạt động mạnh ở các cổ phiếu nhỏ và siêu nhỏ có tốt cho thị trường hay không còn tùy thuộc vào việc nhìn từ góc độ Index hay từ góc độ cơ hội lợi nhuận. Các cổ phiếu vốn hóa quá nhỏ này không thể góp phần đẩy điểm số lên được, và việc VN-Index không thể lên trên 580 điểm một cách vững chắc là điều dễ hiểu.
Ngược lại, với các cơ hội đầu cơ cụ thể, các cổ phiếu nhỏ đang vận động theo một biến động riêng và như quá khứ đã từng chứng kiến, sẽ rất ít chịu tác động của thị trường chung. Xét cho cùng thì cơ hội trên thị trường vẫn là cơ hội lợi nhuận. Sẽ không có ảnh hưởng gì nếu các chỉ số sụt giảm, mà tài khoản vẫn tăng đều.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
2.078,1 tỷ đồng (+2%) | 149,4 triệu (+14%) | 789,5 tỷ đồng (+11%) | 85,3 triệu (+18%) |
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
HSX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn) | HNX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn) |
HAG (141,3) - (6,8%) | KLS (102)-(12,9%) |
FLC (138,5) - (6,6%) | SHB (98,7)- (12,5%) |
ITA (126,2) - (6,1%) | VCG (50,2) - (6,4%) |
SSI (119,7) - (5,8%) | VND (39) - (4,9%) |
TDC (75,7) - (3,6%) | SCR (35,3) - (4,5%) |
Khánh Nhi