发布时间:2025-01-25 18:11:21 来源:88Point 作者:La liga
Tọa đàm trực tuyến “Tìm giải pháp chống hàng lậu,êntiếngvềvấnnạnxâmphạmquyềnSHTTlĩnhvựcxemásoi kèo tottenham newcastle hàng giả, vi phạm SHTT, bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng” | |
Thị trường xe máy giảm sút mạnh | |
Ủy ban ATGT Quốc gia và VAMM ký kết phối hợp hưởng ứng năm an toàn giao thông |
Xe Super Cub của Công ty Honda là một trong những sản phẩm nghi ngờ bị xâm phạm kiểu dáng và rao bán tràn lan trên các trang thương mại điện tử. |
Ngoài các sản phẩm phổ biến như lương thực thực phẩm, quần áo, phụ kiện, đồ gia dụng…, các sản phẩm xe máy, phụ tùng xe máy của một số các nhà sản xuất như Honda, Piaggio, Yamaha, SYM, Suzuki là các đối tượng quen thuộc bị làm giả, làm nhái và được rao bán tràn lan trên các trang thương mại điện tử.
Giả từ phụ tùng đến... xe máy nguyên chiếc
Các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp chủ yếu được thực hiện đối với các sản phẩm phụ tùng xe máy; xe máy điện, xe máy 50cc nguyên chiếc, loại phương tiện được học sinh, sinh viên ưa thích sử dụng do đặc tính không cần bằng lái.
Các sản phẩm này được rao bán, quảng cáo tràn lan trên một số sàn thương mại điện tử và các trang mạng xã hội cũng như trên các website của chính các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xe máy.
Qua tra cứu nhanh, có thể dễ dàng nhận thấy các sản phẩm phụ tùng và thiết bị xe máy của các thương hiệu nổi tiếng như Honda, Yamaha được đăng bán khá nhiều với đủ loại mức giá. Tìm kiếm từ khóa như: “phụ tùng (tên nhà sản xuất cụ thể) ” có thể ra được hàng trăm kết quả.
Các gian hàng nghi ngờ đang bán hàng giả trên một số trang thương mại điện tử do hầu hết các sản phẩm đăng bán đều không có tem phụ tùng của Honda. |
Gặp khó trong xử lý vi phạm
Về xác định đối tượng vi phạm: Với những vi phạm được đăng tải trên trang thương mại điện tử có tên miền quốc tế như “.com”; “.net”, cơ quan chức năng thường gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác đối tượng vi phạm, nhằm kiểm tra hành chính, yêu cầu gỡ bỏ thông tin vi phạm.
Theo các chuyên gia tại VNNIC, thủ tục đăng ký tên miền quốc tế .com, .net… hiện nay rất đơn giản. Người dùng chỉ cần vào điền thông tin rồi trả qua tài khoản tín dụng quốc tế. Do vậy, các đối tượng buôn bán hàng giả thường nhanh chóng tạo các website “ảo” để phục vụ cho việc quảng cáo sản phẩm.
Trên các website này, thường không ghi rõ địa chỉ cụ thể của cửa hàng, kho hàng, hoặc có ghi nhưng trên thực tế, địa chỉ này không tồn tại. Khi đặt hàng, các đối tượng này thường sử dụng các bên vận chuyển, bên trung gian thứ ba như xe ôm công nghệ, xe ôm truyền thống hoặc bưu điện để chuyển sản phẩm tới khách hàng từ một địa điểm khác, số điện thoại giao dịch cũng không được đăng kí chính chủ hoặc sim rác.
Điều này khiến việc xác định địa chỉ cụ thể của kho hàng, quy mô vi phạm, chủng loại hàng giả mà đối tượng này đang buôn bán trở nên rất khó khăn. Đó là chưa kể, một số đối tượng còn tận dụng công nghệ để xóa bỏ dấu vết, "ẩn danh" trên mạng Internet gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xác minh thông tin.
Quy định đến thực tiễn áp dụng
Về Sở hữu trí tuệ: Mức xử phạt hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu trên website tối đa với cá nhân là 20 triệu VNĐ và 40 triệu đối với tổ chức (Khoản 15, Điều 11, Nghị định 99/2013/NĐ-CP). Tuy nhiên, số tiền phạt này thường chiếm một phần rất nhỏ so với số tiền mà đối các tượng vi phạm thu được từ hành vi xâm phạm. Do đó, các đối tượng vi phạm sẵn sàng thực hiện hành vi tái phạm bất chấp nỗ lực xử lý của cơ quan chức năng.
Về Gian lận thương mại: Nghị định số 98/2020/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cũng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Mức xử phạt đối với hành vi lừa đảo khách hàng trên các trang thương mại điện tử có thể bị phạt tiền đến 50.000.000 đồng; đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng và các biện pháp khác phục hậu quả theo Luật định.
Thêm vào đó, các hành vi vi phạm còn có thể áp dụng hình thức thức phạt tiền với mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức. Có thể thấy rằng mức phạt đối với các hành vi gian lận thương mại cao hơn và có tính răn đe hơn, tuy nhiên còn tồn tại một số bất cập như sau:
Thứ nhất, Gian lận thương mại khác biệt với xâm phạm SHTT, vì vậy chủ thể quyền SHTT không thể dựa trên quyền SHTT của mình để yêu cầu cơ quan chức năng xử lý. Thông thường, một đối tượng có hành vi gian lận thương mại như sản xuất, buôn bán hàng giả luôn đi kèm với hành vi xâm phạm quyền SHTT. Việc làm giả này không chỉ là giả về chất lượng sản phẩm mà còn giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm kiểu dáng...
Thứ hai, việc xử lý hành vi gian lận thương mại trên môi trường online phụ thuộc nhiều vào cơ quan chức năng, chủ thể quyền SHTT không thể tham gia hoặc biết trước, trừ khi được cơ quan chức năng thông báo và yêu cầu phối hợp.
Thứ ba, chủ thể quyền SHTT cũng như đại diện các chủ thể quyền này bị hạn chế về việc tiếp cận nguồn tin vụ việc. Thực tiễn cho thấy, hàng lậu trong rất nhiều trường hợp cũng là hàng giả mạo nhãn hiệu nói riêng và/ hoặc quyền SHTT nói chung. Cơ quan chức năng khi phát hiện, xử lý một đối tượng vi phạm đồng thời có nhiều hành vi xâm phạm, mức phạt tăng cao, có thể vượt thẩm quyền xử phạt nên thường có xu hướng chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng khác. Từ đó, thời gian xử lý vụ việc bị kéo dài, đôi khi gặp đối tượng trây ỳ hoặc không có khả năng nộp phạt... nên tính răn đe của pháp luật không kịp thời.
Mẫu xe Vespa của Công ty Piaggio bị xâm phạm kiểu dáng công nghiệp theo Bản án số 36/2018/KDTM-ST ngày 19/10/2018. |
Giải pháp nào cho hàng vi phạm SHTT xe máy?
Cần tăng cường quản lý các trang mạng thương mại điện tử: Trong lĩnh vực xe gắn máy, khi phát hiện các sản phẩm nghi ngờ giả mạo nhãn hiệu, VAMM tiếp cận bằng cách gửi khiếu nại tới các sản thương mại điện tử này. Trong khoảng 10 ngày làm việc, các sàn thương mại điện tử này sẽ tiến hành thông báo đến chủ gian hàng yêu cầu chứng minh chất lượng sản phẩm của mình.
Trong trường hợp chủ gian hàng đăng bán sản phẩm không có phản hồi hoặc không thể chứng minh được chất lượng sản phẩm, các sàn thương mại điện tử sẽ ngay lập tức xóa bỏ các gian hàng này.
Theo VAMM, qua làm việc với khoảng 200 gian hàng đang bán sản phẩm phụ tùng xe máy nghi ngờ giả mạo nhãn hiệu, sau khi tiến hành gửi khiếu nại, có khoảng hơn 50% số gian hàng nói trên bị xóa bỏ khỏi các sàn thương mại điện tử. Đây có thể được coi là một cách xử lý nhanh, hiệu quả tuy nhiên chưa triệt để. Các chủ gian hàng này đều có thể nhanh chóng lập các gian hàng khác tương tự trên cùng một sàn thương mại điện tử hoặc trên các trang thương mại điện tử khác để tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình.
Kiện toàn khung pháp lý: Bổ sung khung pháp lý quy định trách nhiệm liên đới của các cá nhân, tổ chức các dịch vụ trung gian trên Internet (ISP).
Điều này đã đặt ra yêu cầu cần phải quy định cụ thể, chi tiết nghĩa vụ của bên trung gian trong hoạt động thương mại điện tử, kết nối giữa người mua và người bán như các trang thương mại điện tử phổ biến hiện nay. Trong đó, các nghĩa vụ nên được chú ý là kiểm soát thông tin và nội dung thông tin được đăng tải, khai báo và xác thực người dùng, hỗ trợ giải quyết tranh chấp giữa người bán và người mua…
Ngoài ra có thể thể yêu cầu các bên trung gian xây dựng quy tắc đạo đức, gia tăng vai trò của các hiệp hội trong việc báo cáo đánh giá, xếp hạng độ uy tín của các bên trung gian; từ đó, người tiêu dùng có cơ sở để lựa chọn những nhà cung cấp phù hợp.
Cần tăng mức chế tài xử lý: Để tiến tới ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền SHTT nói chung và xe máy nói riêng, cơ quan lập pháp cần xem xét bổ sung thêm những quy định trách nhiệm hình sự những pháp nhân có hành vi buôn lậu, sản xuất hàng giả, lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để tiêu thụ hàng hóa.
Đối với SHTT, mức xử phạt hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu trên website tối đa với cá nhân là 20 triệu VNĐ và 40 triệu đối với tổ chức được xem là thấp và thường chiếm một phần rất nhỏ so với số tiền mà đối các tượng vi phạm thu được từ hành vi xâm phạm. Đối với hành vi gian lận thương mại, cá nhân kinh doanh hàng lậu bị phạt 500.000 đồng đến 50 triệu đồng, tùy thuộc giá trị hàng hóa; tổ chức vi phạm kinh doanh hàng lậu sẽ bị phạt từ 1 - 100 triệu đồng. Mức phạt này mặc dù tăng so với trước đây, song chưa đủ sức răn đe so với lợi nhuận mà đối tượng vi phạm thu được.
Do vậy, để tạo điều kiện cho các lực lượng chức năng trong hoạt động chống hàng lậu, hàng giả đòi hỏi cơ quan lập pháp cần hoàn thiện quy định pháp luật theo hướng tăng hình phạt, nâng cao tính răn đe.
相关文章
随便看看