当前位置:首页 > Cúp C2

【lịch đá tứ kết c1】Chứng khoán tuần: Dòng tiền mạnh bất ngờ, thị trường bùng nổ đỉnh mới

chứng khoán tuần

Trong 2 tuần liên tiếp VN-Index đi xa được 37,ứngkhoántuầnDòngtiềnmạnhbấtngờthịtrườngbùngnổđỉnhmớlịch đá tứ kết c191 điểm, tương đương 6%. Điểm số tăng kết hợp với mức thanh khoản gây bất ngờ, khiến cho kỳ vọng càng lớn hơn. Bắt đầu xuất hiện những phân tích về đỉnh cao mới, với con số chẳng hạn như 700 điểm, thậm chí cao hơn.

Kỳ vọng đang đi trước?

Nếu cố gắng lý giải cho sóng tăng hiện tại đang cuốn phăng mọi ngưỡng cản bằng những yếu tố vĩ mô thì sẽ rất kém thuyết phục. Vĩ mô của nền kinh tế có cải thiện, đang tốt lên, nhưng cũng không thật sự hoành tráng hay tốt hơn hẳn các năm trước.

Tăng trưởng GDP 6 tháng vừa được công bố chỉ tăng 5,52% so với cùng kỳ 2015. Riêng quý 2/2016 mức tăng chỉ là 5,55% mặc dù Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trước đó dự báo tăng trưởng 6,17%. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm ở mức 6,7% mà Quốc hội đã đặt ra thì 6 tháng cuối năm, GDP phải tăng rất cao, ở mức 7,6% hoặc hơn. Đây là điều quá khó.

Nói chung tình hình kinh tế vĩ mô năm 2016 không thể nói là tốt vượt bậc so với 2015. Thậm chí, 2015 còn là một năm tốt hơn với nhiều chuyển biến và kỳ vọng lớn hơn, chẳng hạn như đàm phán TPP. Năm 2016 lại có thêm các ẩn số rủi ro rất lớn mới, tiêu biểu là Brexit liệu đến lúc nào sẽ bắt đầu bộc phát các hiệu ứng xấu?

Vậy mà thị trường chứng khoán lại đạt đỉnh cao mới và được nâng lên mức định giá mới. Đỉnh cao của VN-Index năm 2015 là 641,06 điểm, mức cao nhất của phiên ngày 15/7/2015. Hệ số P/E của sàn HSX hôm đó đạt 13,65 lần (tính theo điểm số đóng cửa của hôm đó).

Đỉnh cao của VN-Index hiện tại tạm coi là mức cao nhất ngày cuối tuần, ở 665,53 điểm và mức P/E cao nhất tính theo điểm số đóng cửa ngày thứ Năm – điểm đóng cửa cao nhất ngày (7/7/2016) – là 14,34 lần. Tuần vừa qua cũng là tuần mà mức P/E của VN-Index vượt 14 lần, ngưỡng cao nhất thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính 2008.

Hệ số P/E càng cao nghĩa là thị trường đang kỳ vọng rất cao và chấp nhận một mức rủi ro cao hơn cho tương lai. Mức P/E hiện tại hơn 14 lần chưa hẳn là quá cao, vì trong những thời kỳ bùng nổ của thị trường, nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mức P/E cao gấp hàng chục lần, thậm chí cả trăm lần (đối với cổ phiếu).

Điều đáng nói là thị trường đang nằm trong chu kỳ vận động phục hồi hậu khủng hoảng và việc bứt phá lên đỉnh cao mới của 8 năm có thể là dấu hiệu của một sóng tăng trưởng dài hạn mới. Mà trong một chu kỳ giá lên khổng lồ tính bằng nhiều năm, thì việc P/E ở mức vài chục lần lại là điều bình thường.

Vấn đề định giá thị trường thế nào phụ thuộc rất nhiều vào kỳ vọng, chứ không hẳn vào thực tế của nền kinh tế hay kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại.

Kỳ vọng vào tương lai là yếu tố giúp khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn bình thường. Nếu như thị trường vẫn chìm trong lo sợ chỉ cách đây vài tháng, mức P/E chỉ 11-12 lần cũng khiến nhà đầu tư quan ngại. Khi cảm giác rủi ro mất đi, nhà đầu tư có thể bay bổng với những suy tính cho tương lai.

VN-Index nếu cuối năm lên 900 điểm hay 1.000 điểm thì mức chưa tới 650 điểm lúc này có gì là cao? Nếu cổ phiếu cuối năm có giá 100.000 đồng thì mức 50.000 đồng hiện tại là quá thường.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 8/7

Giá đóng cửa ngày 1/7

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 8/7

Giá đóng cửa ngày 1/7

Mức tăng (%)

KSA

2.6

3.4

-23.53

VRC

8.9

6.7

32.84

HVX

4.2

5.1

-17.65

TLH

11.9

9.1

30.77

TDW

36.2

43.8

-17.35

DCL

31.2

24.6

26.83

KSH

2.6

3.1

-16.13

DRH

77.5

62.5

24

CIG

2.8

3.3

-15.15

SJS

26.5

21.5

23.26

HAS

11.1

13

-14.62

KSB

94

77.5

21.29

SPM

18.7

21.5

-13.02

PAC

49.5

41

20.73

TIC

10.8

12.3

-12.2

HT1

36

30

20

TIX

29.1

32.8

-11.28

SRF

26.4

22

20

NAV

7.8

8.7

-10.34

MDG

16.9

14.3

18.18

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 8/7

Giá đóng cửa ngày 1/7

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 8/7

Giá đóng cửa ngày 1/7

Mức tăng (%)

KHB

1.8

2.4

-25

TMX

11.7

8.1

44.44

CAN

25

32

-21.88

PJC

29.8

22.5

32.44

CTT

7.3

9

-18.89

HKB

24.2

18.5

30.81

PDC

5.7

6.9

-17.39

VGP

23.6

18.2

29.67

BXH

12.9

15.5

-16.77

DLR

11.4

8.8

29.55

HBS

2.7

3.2

-15.63

VTC

10.1

7.8

29.49

SDA

6.1

7.2

-15.28

VCG

18.5

14.5

27.59

NGC

8.5

9.9

-14.14

HUT

12.4

9.9

25.25

TXM

6.7

7.7

-12.99

TPP

28.4

23

23.48

KHL

1.5

1.7

-11.76

SDP

5

4.1

21.95

Ấn tượng dòng tiền

Có thể cảm nhận rõ ràng sự kỳ vọng đó qua giao dịch hàng ngày với mỗi phiên tuần qua. Tổng giá trị giao dịch của tuần trước đạt 20.139 tỷ đồng. Đây là mức giao dịch cực kỳ lớn và tương đương tuần kỷ lục gần nhất từ 6-10/10/2014 với 20.214 tỷ đồng.

Đỉnh cao nhất của quy mô dòng tiền trong 8 năm qua là tuần từ 15-19/9/2014, đạt 27.256 tỷ đồng. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng quy mô thanh khoản từ đầu năm 2015 đến nay bị giới hạn khá nhiều do các quy định hạn chế vốn từ phía ngân hàng.

Nói tóm lại, mức giao dịch hay dòng tiền đổ vào thị trường trong 2 tuần qua đang tăng cực nhanh và tiến sát tới quy mô khổng lồ nhất của 8 năm. Với lượng tiền lớn hơn bình thường rất nhiều, cộng với kỳ vọng ngày càng cao, việc thị trường bùng nổ lên đỉnh cao mới dường như là điều tất yếu.

Tiền nhiều thì giá lên, đó là một logic không có gì đơn giản hơn. Bất chấp những cảnh báo hay phân tích gì về rủi ro, nếu tiền tiếp tục chảy vào thị trường quy mô lớn thì thị trường vẫn tăng. Thị trường tăng được xem là lời phủ nhận hùng hồn nhất cho các cảnh báo rủi ro.

Dòng tiền ở đâu lớn như vậy có vẻ là một câu hỏi thừa vào lúc này. Tiền trong tài khoản, tiền từ lòng tham hay kỳ vọng gợi lại những thời kỳ thị trường bùng nổ. Lúc đó không mấy người hỏi nguồn gốc của sức mua đang hiện hữu trong thị trường mà quan tâm nhiều hơn đến việc làm thế nào để có phần trong bữa tiệc đang nóng bỏng.

Chiều ngược lại là liệu cơn say hiện tại bùng phát kéo dài đến đâu, khi nào mức định giá cơ bản được quan tâm trở lại, thì ít được quan tâm. Chiến lược bung dù thoát hiểm thường chỉ được nghĩ đến khi cần, chứ không phải ở khâu chuẩn bị.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

27.6.2016

2,205.1

172.0

102.7

28.6.2016

2,083.5

212.4

167.1

29.6.2016

2,880.2

202.7

203.7

30.6.2016

2,568.8

149.8

91.9

1.7.2016

2,894.3

240.3

171.8

4.7.2016

3,120.8

163.4

188.2

5.7.2016

3,739.9

216.7

265.0

6.7.2016

3,164.3

134.5

189.9

7.7.2016

3,735.9

165.2

140.2

8.7.2016

3,545.5

212.4

222.7

Trọng Nghĩa

分享到: