当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【bxh bd hang nhat anh】Châu Thành A: 15 năm hình thành và phát triển

Được tái thành lập từ năm 2001,ămhnhthnhvphttriểbxh bd hang nhat anh vượt qua những khó khăn ban đầu, Đảng bộ huyện Châu Thành A đã huy động mọi nguồn lực, khai thác nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, Châu Thành A được đánh giá là một trong những huyện đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả.

Tuyến Bốn Tổng - Một Ngàn giúp người dân huyện Châu Thành A đi lại thuận tiện, dễ dàng hơn.

Thúc đẩy kinh tế phát triển

Châu Thành A có vị trí cửa ngõ chiến lược quan trọng của tỉnh, gần kế đô thị trung tâm thành phố Cần Thơ, có tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 61, Tỉnh lộ 926… đi qua địa bàn. Thêm vào đó, còn có kênh xáng Xà No, là tuyến giao thông thủy huyết mạch trung chuyển hàng hóa nông, thủy sản từ vùng bán đảo Cà Mau, Tây sông Hậu về Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, về hạ tầng cơ sở, sau khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Hậu Giang, huyện Châu Thành A có khá nhiều chợ nổi tiếng với vai trò đầu mối giao thương, nhưng hầu hết đều xuống cấp không đáp ứng nhu cầu hiện tại. Xuất phát từ thực tế này, huyện Châu Thành A tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng đường giao thông nông thôn. Năm 2001, khi mới tái lập, huyện còn 336,39km đường, hơn 8.870m cầu nông thôn cần phải đầu tư xây dựng, việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Qua nhiều năm được tỉnh đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình trọng điểm như: đường nối Vị Thanh - Cần Thơ, tuyến Bốn Tổng - Một Ngàn, Đường tỉnh 929, 931… Bên cạnh đó, triển khai thực hiện Chiến dịch giao thông - thủy lợi mùa khô do tỉnh phát động với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đến nay, huyện Châu Thành A đã xây dựng cơ bản hệ thống đường bê tông, đường nhựa đến tất cả các ấp, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của bà con.

Ông Nguyễn Văn Thành, ở ấp 4A, thị trấn Bảy Ngàn, cho biết: “Tôi sinh ra và lớn lên ở đây nên cảm nhận được hết những đổi thay của quê hương. Trong vòng 7-8 năm trở lại đây, không riêng gì Bảy Ngàn mà các xã, thị trấn khác trong huyện cũng thay đổi dần diện mạo. Đường sá sạch đẹp, cầu giao thông vững chắc, nhà cửa khang trang, kéo theo đời sống sinh hoạt văn hóa giữa người dân gần nhau hơn”.

Giao thông thuận tiện đã tạo điều kiện cho lĩnh vực thương mại - dịch vụ tăng tốc, thu hút nhiều nhà đầu tư, làm nên diện mạo mới của vùng quê bên dòng Xà No. Ngoài ra, trong phát triển kinh tế, Đảng bộ và chính quyền huyện Châu Thành A đã tập trung tận dụng mọi cơ hội, phát huy lợi thế và nội lực, đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ông Nguyễn Hoàng Triệu, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A, cho biết: “Nếu trước đây, người dân chỉ quen với độc canh cây lúa, mỗi năm 3 vụ, thì những năm gần đây, nông nghiệp đã có bước chuyển ấn tượng, thực hiện đạt hiệu quả cánh đồng mẫu. Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng đa canh, xen canh với rau màu kết hợp chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Phong trào cải tạo vườn cây kém hiệu quả được quan tâm chỉ đạo; mô hình thủy sản, chăn nuôi tăng cả về quy mô lẫn chất lượng”.

Ông Huỳnh Văn Đồng, nông dân canh tác cánh đồng mẫu, ở ấp Trường Phước A, xã Trường Long Tây, chia sẻ: “Khi tham gia cánh đồng mẫu, nông dân được hỗ trợ khoa học kỹ thuật nên nguồn lợi nhuận cao hơn so với sản xuất thông thường từ 5-8 triệu đồng/ha. Bà con không còn lo việc thừa, thiếu nước nữa, từ làm 2 vụ lúa/năm tăng lên 3 vụ/năm”.

Đẩy mạnh an sinh xã hội

Bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế, huyện Châu Thành A cũng đẩy mạnh thực hiện các chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội của huyện nhà. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Châu Thành A được kéo giảm theo từng năm, đời sống người dân ngày được nâng lên đáng kể. Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 3,93%, giảm 25,99% so với năm 2001. Để đạt được kết quả đó là nhờ sự lãnh đạo kịp thời, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ tích cực từ các ban, ngành, đoàn thể và sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân. Cùng với việc thực hiện đồng bộ các chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ nhà ở… thì chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo vay vốn và chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm phát triển sản xuất được địa phương tích cực vận dụng đạt hiệu quả cao. Với quan điểm đào tạo nghề cho hộ nghèo sẽ góp phần giúp người nghèo có việc làm và thu nhập ổn định. Cho hộ nghèo vay vốn đi liền với công tác tư vấn, hướng dẫn sử dụng nguồn vốn vay căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể sẽ giúp hộ nghèo tăng thu nhập, địa phương đã đánh thức được tinh thần, ý thức tự lực vươn lên của nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện.

Ông Hà Minh Trung, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Châu Thành A, cho biết: “Việc tập trung hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo được xem là giải pháp thiết thực đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Trong đó, việc hỗ trợ hộ nghèo vay vốn, xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả, chuyển giao khoa học kỹ thuật là một trong những giải pháp căn cơ góp phần thoát nghèo bền vững. Nhiều năm qua, công tác giảm nghèo ở huyện Châu Thành A có sự vào cuộc rất sâu sát của cán bộ địa phương ở cơ sở, từ đó ngày càng có nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo bền vững, vươn lên khá giàu”.

Bà Phạm Thị Bé Hai, ở ấp 1A, xã Tân Hòa, chia sẻ: “Trước đây, vợ chồng chỉ sống bằng nghề làm thuê, làm mướn. Năm 2011, được chính quyền địa phương hỗ trợ nhà tình thương, rồi cho vay thêm 5 triệu đồng làm vốn chăn nuôi. Vợ chồng tôi chọn mô hình chăn nuôi heo để phát triển sản xuất. Từ đó đến nay, mô hình phát triển tốt và cho nguồn thu nhập ổn định, đời sống gia đình đã khá hơn”.

Ông Nguyễn Thanh Tâm, ở ấp Thị Tứ, thị trấn Một Ngàn, cho biết: “Gia đình không đất canh tác, được sự vận động của chính quyền địa phương, vợ và con gái tôi đăng ký tham gia học nghề may công nghiệp do địa phương tổ chức. Sau khi học xong, cả hai xin vào làm công nhân cho Công ty TNHH Lạc Tỷ với mức thu nhập khoảng 3,6 triệu đồng/người/tháng, còn tôi thì vẫn đi làm thuê để tăng thu nhập. Hiện tại, gia đình đã thoát nghèo và có mức thu nhập ổn định”.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm, mặt bằng đời sống của người dân được nâng lên là những kết quả đáng mừng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Châu Thành A thời gian qua. Có thể thấy, thành công về kinh tế, xã hội 15 năm qua đã tạo tiền đề quan trọng để Châu Thành A tiếp tục đẩy mạnh quá trình phát triển bền vững. Ông Nguyễn Hoàng Triệu, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A, cho biết thêm: “Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục phát huy, sử dụng các nguồn lực hiệu quả để phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tăng cường đầu tư phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo; thực hiện tốt các chính sách lao động, việc làm gắn với giảm nghèo bền vững, gắn phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội…”.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của huyện Châu Thành A được duy trì ở mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 50,23% năm 2001 xuống còn 13,08% năm 2015; tỷ trọng các ngành thương mại, dịch vụ tăng từ 26,305% lên 35,01%, đưa giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt 30,67 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 6,97 lần so với năm 2001.

 

Bài, ảnh: NHƯ NGUYỆT

分享到: