搜索

【kèo nhà cái bet】Phòng, chống bệnh hiếu danh

发表于 2025-01-25 15:06:26 来源:88Point

BÀI CUỐI
ĐỂ DANH THƠM TRUYỀN MÃI

BPO -  Danh phải xứng với thực,ốngbệnhhiếkèo nhà cái bet chỉ có như vậy danh thơm mới được truyền mãi muôn đời. Ngược lại, những người hữu danh vô thực dù có cố tình tạo dựng, đánh bóng tên tuổi thì sớm muộn cũng bị vạch trần.

Coi trọng liêm sỉ, danh dự

Bàn về “chí nam nhi”, danh thần Nguyễn Công Trứ từng viết: “Trong vũ trụ đã đành phận sự/Phải có danh mà đối với núi sông”. Danh thì ai cũng thích, cũng muốn. Đó là tâm lý hoàn toàn bình thường. Với truyền thống coi trọng công danh, ông cha ta có câu tục ngữ “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” để nhắc nhở về việc tạo dựng thanh danh, uy tín khó khăn hơn rất nhiều so với việc đánh mất nó.

Danh chân chính phải gắn liền với những cống hiến cho đồng bào, Tổ quốc. Trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, cụ Nguyễn Đình Chiểu khẳng định rõ: “Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đền miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”. Trong một lần trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương đã chia sẻ: “Công danh không phải cho cá nhân mà là cống hiến cho Tổ quốc, cho cộng đồng thì danh tiếng mới có giá trị”. Để danh thơm truyền mãi muôn đời, mỗi người phải cố gắng, nỗ lực để mang tài năng, đức độ của mình đóng góp cho đất nước. Danh phải được sự ghi nhận của tập thể, cộng đồng. Danh phải xuất phát từ kết quả lao động, từ sự cống hiến, từ thành tích xứng đáng của bản thân. Danh phải xứng với thực, phải được anh em, bạn bè, đồng nghiệp, nhân dân thực sự nể phục, kính trọng, tôn vinh, ghi nhận. Đó mới là điều cao quý nhất.

Để loại bỏ tận gốc căn bệnh hiếu danh, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn tự ý thức về trách nhiệm của bản thân với Tổ quốc, với nhân dân, gia đình, xã hội và đối với các bậc tiền nhân; phải biết coi trọng liêm sỉ, danh dự và đạo đức cá nhân; phải có lòng tự trọng; phải rèn luyện, nỗ lực phấn đấu để đạt được. Một người có đạo đức chắc chắn không bao giờ chạy theo những thứ hư danh tầm thường và càng không bao giờ chấp nhận những danh hiệu mà bản thân không xứng đáng. Mắc phải căn bệnh hiếu danh nghĩa là đã sa vào suy thoái về đạo đức, lối sống, không giữ vững phẩm chất cách mạng của người đảng viên. Do vậy, mỗi người phải thường xuyên rèn luyện tính Đảng, kiên quyết loại trừ chủ nghĩa cá nhân, sẵn sàng lắng nghe ý kiến phê bình của những người xung quanh, kiên quyết từ chối “thành tích ảo” không phải do mình làm ra.

Ngày 9-5-2024, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới. Đây là tấm gương để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi chiếu, tự chỉnh đốn lại mình cũng như tự điều chỉnh hành vi ứng xử trong công việc hằng ngày. Cán bộ giữ vị trí lãnh đạo càng cao thì càng phải gương mẫu, khắc ghi lời Bác dạy: “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”...


 “Vắc xin” đặc trị bệnh hiếu danh

Nhìn từ góc độ tập thể, việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng chính là liều “vắc xin” đặc trị căn bệnh hiếu danh nói riêng cũng như những thói hư, tật xấu và các căn bệnh trầm kha khác xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân mà cán bộ, đảng viên dễ mắc phải nói chung.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Hiền dữ đâu phải do tính sẵn/Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Căn bệnh hiếu danh một phần do việc giáo dục, rèn luyện đảng viên có lúc, có nơi còn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Vì vậy, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện bản lĩnh cách mạng cho cán bộ, đảng viên có ý nghĩa quan trọng. Trong quá trình sử dụng, quản lý cán bộ, các tổ chức đảng cần đẩy mạnh giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử, truyền thống dân tộc; coi trọng việc giảng dạy và học tập các nghị quyết của Đảng. Gần gũi và đơn giản nhất là thực hiện hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị. Đây là tiền đề, cơ sở để nâng cao đạo đức, bản lĩnh chính trị trong mỗi cán bộ, đảng viên, từ đó tự tạo ra “kháng thể” trị bệnh háo danh.

Trong sinh hoạt và làm việc, từng cấp ủy, tổ chức đảng phải thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng. Trước hết, dù bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào cũng phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Cùng với đó, cần tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; phát huy hiệu quả tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm. Việc nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ cũng như đề xuất vinh danh, khen thưởng phải bảo đảm khách quan, công bằng, thực chất, đúng người, đúng thành tích. Đối với những cán bộ, đảng viên có biểu hiện hiếu danh cần kịp thời nhắc nhở, phê bình để sửa chữa. Đặc biệt, cần giữ vững kỷ luật trong Đảng. Với cán bộ mắc bệnh hiếu danh, phô trương, thổi phồng thành tích, “đánh bóng” tên tuổi, thích được đề cao, ca ngợi, “chạy thành tích”, “chạy khen thưởng”, “chạy danh hiệu” thì tùy tính chất, mức độ và hậu quả vi phạm để xử lý nghiêm, bảo đảm công khai, minh bạch. Cùng với việc nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên, các cấp ủy, tổ chức đảng phải tiến hành rà soát, sàng lọc và đưa những người không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng. Chỉ có như vậy sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng mới được giữ vững.

“Thủ trưởng nào, phong trào ấy”. Vai trò của người đứng đầu cấp ủy là vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa, đấu tranh với căn bệnh hiếu danh. Người đứng đầu các cấp phải thực sự liêm chính, coi trọng danh dự, không mắc bệnh hiếu danh, là tấm gương để đảng viên, cấp dưới noi theo.

Một giải pháp quan trọng khác là phát huy thực chất vai trò giám sát, phản biện xã hội của quần chúng nhân dân và MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội. Cán bộ ra sao, danh có xứng với thực không, có mắc phải bệnh hiếu danh hay không thì quần chúng đều biết rõ. Vì vậy, các cấp có thẩm quyền trong công tác quản lý cán bộ cần lắng nghe ý kiến của quần chúng, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Cũng như nhiều căn bệnh khác, hiếu danh làm mài mòn đạo đức của cán bộ, đảng viên; làm suy giảm uy tín của Đảng đối với quần chúng. Việc nhận diện, đấu tranh, loại bỏ bệnh hiếu danh là nhiệm vụ quan trọng để Đảng ta thực sự “là đạo đức, là văn minh”.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【kèo nhà cái bet】Phòng, chống bệnh hiếu danh,88Point   sitemap

回顶部