【du doan bd wap】ASEAN thảo luận về COC

Tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN (AMM) ở Phnom Penh ngày 9-7,ảoluậnvềdu doan bd wap Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã kêu gọi các nước ASEAN nỗ lực hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC).

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tại phiên họp toàn thể AMM

Tại cuộc họp có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao VN Phạm Bình Minh, Thủ tướng Hun Sen khẳng định duy trì hòa bình và an ninh khu vực là điều kiện không thể thiếu cho sự thịnh vượng và phát triển của toàn thể các nước ASEAN. Ông kêu gọi các quan chức ASEAN ưu tiên thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) và tiến tới hoàn thành COC. Theo Thủ tướng Hun Sen, ASEAN cần chứng tỏ mình là “lực lượng thúc đẩy hợp tác và đối thoại” trong các vấn đề an ninh và chính trị.

Sau phiên khai mạc, các ngoại trưởng ASEAN bắt đầu phiên họp toàn thể và họp hẹp, thảo luận các vấn đề lớn như đối thoại giữa ASEAN và Trung Quốc về xây dựng COC, thúc đẩy xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015, hợp tác giữa ASEAN với các đối tác trong khuôn khổ hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, phương hướng hợp tác phát triển ASEAN đến năm 2015 - một ASEAN không có ma túy...

Theo AFP, một số quan chức cấp cao ASEAN tiết lộ hiện ASEAN vẫn đang chia rẽ trong việc xây dựng COC. Một quan chức giấu tên cho biết ASEAN vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về việc có nhắc đến tranh chấp gần đây giữa Trung Quốc và Philippines ở bãi cạn Scarborough trong thông cáo chung của hội nghị hay không. Tuy nhiên, chắc chắn vấn đề biển Đông sẽ được đưa vào tuyên bố chung của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).

Tân Hoa xã đưa tin từ Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng đàm phán COC với ASEAN. “Khi các điều kiện chín muồi, Trung Quốc sẽ đối thoại với ASEAN về COC” - ông Lưu Vi Dân khẳng định và nhấn mạnh COC không nhằm giải quyết tranh chấp mà chỉ để xây dựng lòng tin và tăng cường hợp tác.

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng kêu gọi các nước ASEAN và Trung Quốc đẩy nhanh tiến trình hình thành COC. “Mọi quốc gia trên thế giới đều muốn đảm bảo tự do hàng hải, thương mại không bị cản trở trên biển Đông - bà Clinton nhấn mạnh - Do đó chúng tôi cho rằng các nước châu Á - Thái Bình Dương cần hợp tác để giải quyết tranh chấp, không sử dụng hành vi cưỡng ép, gây hấn, đe dọa và không gây xung đột”. Bà Clinton yêu cầu các nước đòi chủ quyền trên biển Đông phải tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

Bà Hillary Clinton sẽ có mặt tại Phnom Penh ngày 12-7 để tham dự ARF. Dự kiến tranh chấp biển Đông sẽ là chủ đề chính của các cuộc thảo luận tại ARF.

Bất chấp thực tế biển Đông đang là chủ đề chính tại AMM và ARF, được giới truyền thông quốc tế quan tâm đặc biệt, báo chí Trung Quốc vẫn tiếp tục giọng điệu đánh lạc hướng dư luận. Thời báo Hoàn Cầu hôm qua khẳng định “chủ đề biển Đông có thể không chiếm thế chủ đạo” tại AMM và ARF. Báo này dẫn lời một số chuyên gia Trung Quốc lớn tiếng khẳng định: “Phần lớn các nước ASEAN sẽ không ủng hộ Philippines do không muốn đánh mất tình bạn với Trung Quốc”.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngược tuyên bố ARF “không phải là nơi phù hợp để thảo luận vấn đề biển Đông”. Rõ ràng phía chính quyền Bắc Kinh vẫn đang cố phủ nhận một thực tế không thể đảo ngược là biển Đông đã trở thành một vấn đề quốc tế, mang tính đa phương. Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời các “chuyên gia” nước này tiếp tục nhấn mạnh quan điểm cũ kỹ của Trung Quốc là “phải đàm phán song phương về tranh chấp chủ quyền trên biển Đông”.

Trong khi đó, Philippines tiếp tục chỉ trích Trung Quốc đang cố tình kéo dài căng thẳng trên bãi cạn Scarborough khi vẫn triển khai ba tàu hải giám trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Manila. Theo báo Daily Inquirer, từ Manila, Bộ Ngoại giao Philippines thông báo đã đạt được thỏa thuận với Nhật về việc tăng cường hợp tác trong các vấn đề chiến lược, trong đó có an ninh hàng hải.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết chính quyền Tokyo có thể sẽ cung cấp cho lực lượng tuần duyên Philippines 12 tàu tuần tra để đối phó với sự xâm lấn của tàu bè Trung Quốc. Tokyo cũng sẽ giúp huấn luyện lực lượng tuần duyên Philippines trong lĩnh vực an ninh hàng hải. Ông Rosario nhấn mạnh ngoài Nhật, Hàn Quốc và Úc cũng tỏ ý muốn giúp đỡ Philippines xây dựng hệ thống phòng thủ đủ mạnh để xử lý các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông.

                                                                                 (Theo TTO)

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
下一篇:Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi