TheướcsựlựachọnchiếnlượctrongcuộcchơiquyềnlựcMỹtỷ số và tỷ lệ bóng đá ma caoo Giáo sư về quan hệ quốc tế Artyom Lukin thuộc Đại học Liên bang Viễn Đông của Nga, Moscow và Bắc Kinh đã trở thành “đối tác chiến lược” của nhau từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, trong bối cảnh thực tế hiện nay, hiện đang nổi lên một số lời đồn đoán rằng Nga rất có thể sẽ không còn coi trọng Trung Quốc như trước, thậm chí quay sang liên kết với phương Tây để kiềm chế phần nào sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tại Nga, một số chuyên gia chính sách đối ngoại cũng giữ lập trường cho rằng, Moscow cần thực hiện một vài hình mẫu gắn kết chiến lược với Washington và Brussel (trái tim của Liên minh châu Âu EU). Theo các chuyên gia này, cách thức nổi lên đầy tranh cãi của Trung Quốc hiện nay đáng để Nga phải suy nghĩ về những thách thức có thể phải đối mặt trong tương lai. Suy nghĩ chiến lược đó không chỉ phù hợp với quan điểm “cân bằng quyền lực” (các quốc gia thành lập liên minh chống lại các bá chủ tiềm tàng), mà còn trở thành chiến lược khôn ngoan của Nga, quốc gia có đường biên giới dài 4.209 km với Trung Quốc. Nhưng vấn đề lại ở chỗ Nga nhìn nhận Mỹ như một mối đe dọa trước mắt, thậm chí to lớn hơn so với Trung Quốc. Có bốn lý do chính cho cách nhìn nhận này: Thứ nhất,Nga cho rằng Mỹ đang tìm cách chuyển hóa Nga và có thể khiến Nga mất đi đặc tính cốt lõi. Moscow cho rằng các nỗ lực thúc đẩy dân chủ, tự do của Mỹ và EU là hành động gây hấn nhằm phá vỡ nền tảng tư tưởng cũng như hệ thống tổ chức của Nga. Trong khi đó với Trung Quốc, Nga dường như có phần yên tâm hơn khi Bắc Kinh tuyên bố kiên định nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ của nước khác và cũng như Nga, đang thực thi các hình mẫu phát triển chính trị-kinh tế-xã hội khác nhau. Thứ hai,Nga lo ngại quá trình thâm nhập của Mỹ vào các khu vực cận kề Nga, vốn là lãnh thổ của Liên bang Xôviết trước đây. Dưới thời Tổng thống Mỹ George W. Bush, căng thẳng Nga-Mỹ lên tới đỉnh điểm khi chiến tranh nổ ra giữa Nga và Grudia, một đồng minh của Mỹ. Mặc dù chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thu hẹp đáng kể sự can dự vào không gian hậu Xôviết, nhưng điện Kremli vẫn tiếp tục nghi ngờ ý đồ của Mỹ tại "sân sau” của Nga. Trong khi đó, Trung Quốc chọn lối hành xử khôn ngoan hơn. Mặc dù Bắc Kinh ngày càng thắt chặt quan hệ với các quốc gia cộng hòa thuộc Liên Xô song mối quan hệ này không hề làm cho giới chức Nga tức giận hay bị mất mặt. Tất nhiên, Moscow không hoàn toàn hài lòng khi thấy cấp độ liên kết kinh tế giữa Trung Quốc với các quốc gia Trung Á ngày càng được đẩy mạnh, song ở chừng mực nào đó điện Kremli vẫn chấp nhận thực tế này nếu như Bắc Kinh còn tôn trọng lợi ích chiến lược của Moscow. Thứ ba,dù thời gian qua các hoạt động quân sự của Mỹ có vẻ như nhắm đến Trung Quốc nhiều hơn, nhưng thực tế cho thấy Mỹ vẫn lo ngại về Nga nhiều hơn Trung Quốc. Điều này thể hiện rõ trong chương trình triển khai hệ thống phóng thủ tên lửa của Mỹ và NATO tại một số nước ở vị trí sát nách Nga. Thứ tư,Nga vốn dĩ không thích "khẩu khí" ngoại giao của Mỹ tự coi mình là siêu cường quyền lực duy nhất trên thế giới. Từng là đối thủ của Mỹ trong cục diện lưỡng cực thời Chiến tranh Lạnh, Nga luôn cho mình là một nước lớn và đang rất tích cực lấy lại "quyền uy một thời" trong các vấn đề khu vực cũng như quốc tế. Trung Quốc lại tán thành ý tưởng thế giới đa cực, vì vậy rất phù hợp với quan điểm của Nga. Tất nhiên, với những chuyển động địa chính trị và những diễn biến mới nhất trong chiến lược quân sự của Mỹ và Trung Quốc thời gian gần đây, Nga thừa sức hiểu rằng mình đang bị kẹp giữa Washington và Bắc Kinh. Với khả năng chiến lược gia tăng, Trung Quốc có thể tạo ra nguy hiểm nghiêm trọng về địa chính trị cho Nga trong tương lai. Tuy nhiên, Nga coi mối đe dọa này chỉ là giả thuyết, là viễn cảnh xa vời. Trong khi đó, những thách thức từ phía Mỹ lại trực tiếp và đang hiện hữu. Vũ Hà |