88Point88Point

【atlas – santos laguna】Hai tiêu chí đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước

doanh nghiệp nhà nước

Ảnh minh họa

Dự thảo Nghị định được xây dựng trên cơ sở bám sát các quy định của Luật Quản lý,êuchíđánhgiáhiệuquảcủadoanhnghiệpNhànướatlas – santos laguna sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, nhằm quy định chi tiết, cụ thể đảm bảo hướng dẫn những nội dung được giao trong Luật, hạn chế tối đa việc ban hành thông tư hướng dẫn.

Đồng thời, phù hợp với các quy định có liên quan đã ban hành tại Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư công; Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản pháp luật hiện hành...

Về cơ bản, Nghị định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp gồm 47 Điều và được kết cấu thành 06 chương.

Bổ sung khái niệm vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Một trong những nội dung còn nhiều tranh cãi hiện nay là về khái niệm vốn nhà nước tại DN. Bộ Tài chính cho biết, theo quy định tại khoản 8 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN, các khoản vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cũng được xác định là vốn nhà nước tại DN.

Tuy nhiên, đối chiếu theo quy định tại Điều 3 của Luật Quản lý nợ công, thì khi phát sinh khoản vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, xét về bản chất là các khoản vay của DN thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng, thỏa thuận vay với tổ chức cho vay.

Do đó, DN phải có nghĩa vụ hoàn trả nợ, không được coi là vốn nhà nước tại DN; trường hợp đến hạn trả nợ mà DN không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, Nhà nước phải trả nợ thay cho DN. Trong trường hợp DN không phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Nhà nước thì được tính là khoản Nhà nước đầu tư cho DN và được coi là vốn nhà nước tại DN.

Tương tự như vậy đối với khoản vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước mà DN không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ được Nhà nước cho xử lý xóa nghĩa vụ trả nợ, quyết định tăng vốn cho DN và được xác định là vốn nhà nước tại DN.

Từ những căn cứ nêu trên, để phù hợp với bản chất và phương thức quản lý, hướng dẫn không trái với quy định tại khoản 8 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN, cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất quy định cụ thể, giải thích bổ sung đối với khái niệm vốn nhà nước tại DN tại khoản 1 Điều 3 của dự thảo Nghị định.

Cụ thể: “Vốn nhà nước tại DNNN là vốn được quy định tại Khoản 8 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN, trong đó vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là khoản nợ DN phải trả theo quy định của pháp luật và được xác định là vốn nhà nước đầu tư tại DN trong trường hợp các khoản vốn vay đã được Nhà nước trả nợ thay, được Nhà nước xóa nợ và quyết định chuyển thành vốn cấp của Nhà nước cho DN của cấp có thẩm quyền”.

Xác định hiệu quả của doanh nghiệp trên hai tiêu chí

Cũng tại dự thảo Nghị định, cơ quan soạn thảo đã dành toàn bộ Điều 13 để ban hành các quy định về tiêu chí đánh giá hiệu quả của DN.

Theo đó, căn cứ phạm vi đầu tư bổ sung vốn điều lệ được quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN, cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của DN phải dựa trên hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả xã hội của DN.

Cụ thể, hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN được đánh giá dựa trên việc xếp loại DN. Theo đó, DN được xác định là hoạt động kinh doanh có hiệu quả nếu xếp loại đạt từ loại B trở lên và không có lỗ phát sinh.

"Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định riêng quy định về giám sát, đánh giá hiệu quả và công khai thông tin về hoạt động của DN, trong đó sẽ quy định tiêu chí cụ thể để đánh giá, xếp loại DN”, cơ quan chủ trì soạn thảo cho biết.

Đối với hiệu quả xã hội của DN, do hiện không có căn cứ để định lượng cụ thể nên cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất dựa trên một số tiêu chí mang tính chất vĩ mô.

Cụ thể như: đánh giá tác động về mặt kinh tế - xã hội khi DN hoạt động trên các địa bàn chiến lược, biên giới đất liền, hải đảo, có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cho địa bàn.

Đồng thời có đóng góp trong việc đảm bảo trật tự an ninh, quốc phòng cho địa bàn; có đóng góp trong việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thông qua việc sử dụng nhiều lao động; tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ cho người dân của địa phương./.

Hoàng Lâm

赞(7278)
未经允许不得转载:>88Point » 【atlas – santos laguna】Hai tiêu chí đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước