【kqbd macarthur】Vấn nạn lợi dụng hàng quá cảnh để buôn lậu vẫn chưa dừng lại
Tiếp tục phát hiện nhiều vụ vi phạm lớn
Mới đây,ấnnạnlợidụnghàngquácảnhđểbuônlậuvẫnchưadừnglạkqbd macarthur phía Hải quan vừa phát đi thông tin về việc khởi tố một doanh nghiệp lợi dụng chính sách thông thoáng trong quá trình kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động nhập khẩu hàng quá cảnh về Việt Nam để xuất sang nước thứ 3, các đối tượng đã đánh tráo hàng hóa trong các lô hàng quá cảnh để buôn lậu số hàng hóa có trị giá trên 9,1 tỷ đồng.
Đồ họa: Hồng Vân |
Sự việc xảy ra vào cuối tháng 11/2021, Công ty TNHH MB Logistics đăng ký tờ khai vận chuyển độc lập số 500321110040 tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng (Cục Hải quan TP. Đà Nẵng). Mặt hàng quá cảnh gồm động cơ diesel và thiết bị phụ tùng kèm theo; tổng trọng lượng hàng hóa 18,95 tấn; tổng trị giá 5.118,75 USD. Tờ khai được Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng đồng ý phê duyệt vận chuyển từ cảng Tiên Sa, Đà Nẵng đến cửa khẩu quốc tế Cha Lo (Quảng Bình). Tuy nhiên, khi Hải quan cửa khẩu Cha Lo tiếp nhận thủ tục và giám sát thực tế tình trạng bên ngoài container đã phát hiện seal hải quan có dấu hiệu bị tác động bởi ngoại lực. Tiếp tục kiểm tra lộ trình seal định vị GPS trên Hệ thống Seal định vị điện tử của ngành, lực lượng hải quan phát hiện có dấu hiệu bất thường về việc dừng, đỗ phương tiện trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Xác định có dấu hiệu vi phạm, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo đã yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa và phát hiện container hoàn toàn rỗng, không có bất cứ hàng hóa nào. Qua quá trình xác minh, điều tra, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo xác định, sau khi hoàn tất thủ tục hải quan tại Đà Nẵng, Công ty TNHH MB Logistics đã móc nối với nhiều người tại Đà Nẵng và Quảng Bình để tháo seal định vị gắn trên container và gắn vào 1 phương tiện khác để tiếp tục di chuyển hòng qua mặt lực lượng hải quan.
Một vụ việc khác cũng mới bị phát hiện vào cuối tháng 12 vừa qua là Trực ban Tổng cục Hải quan phối hợp với Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh kiểm tra lô hàng quá cảnh từ Trung Quốc qua cảng Cát Lái, phát hiện có trên 1.000 sản phẩm là túi xách, giày thể thao giả mạo nhãn hiệu, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Theo Đội Kiểm soát Hải quan - Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, lô hàng quá cảnh nêu trên cập cảng Cát Lái vào tháng 4/2021, do Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vĩnh Phước Thành đứng tên trên tờ khai hải quan làm thủ tục vận chuyển quá cảnh. Theo khai báo, hàng quá cảnh gồm 370 kiện kệ gỗ; 350 ba lô học sinh; 398 kiện gia vị thực phẩm. Song, qua kiểm tra thực tế, phát hiện số hàng theo khai báo hải quan chỉ có tổng cộng 45 kiện kệ đồ gỗ và ba lô học sinh.
Đáng chú ý, ngoài số hàng đúng khai báo hải quan, cơ quan hải quan còn phát hiện trong container chứa lượng lớn hàng hóa không khai báo hải quan, gồm 30 mặt hàng: 950 cây thuốc lá điếu; trên 1.000 thùng rượu ngoại, phụ tùng xe gắn máy, mực in, hóa chất...; 50 bao thực phẩm; trên 1.000 đôi giày, túi xách... Số túi xách và giày thể thao được gửi đến Viện Khoa học sở hữu trí tuệ giám định mới đây đã có kết quả là hàng hóa giả mạo đối với nhãn hiệu được bảo hộ theo Điều 213.2, Luật Sở hữu trí tuệ.
Dù không vi phạm tới mức bị khởi tố như vụ việc tại Quảng Bình nêu trên, song, Công ty Vĩnh Phước Thành cũng phải chịu xử phạt tổng cộng 66 triệu đồng; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa.
Xác định trọng điểm để tập trung kiểm soát
Theo ông Nguyễn Khắc Hạnh – Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung (Đội 2), Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, tình hình lợi dụng loại hình vận chuyển độc lập (chủ yếu là quá cảnh) trong thời gian qua luôn diễn biến phức tạp. Các thủ đoạn vi phạm chủ yếu như doanh nghiệp làm thủ tục quả cảnh thường khai sai tên hàng hoặc khai tên hàng không đầy đủ, vận chuyển lô hàng qua nhiều cảng biển của nhiều quốc gia trước khi vận chuyển nhập khẩu về Việt Nam nhằm trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng.
Xác định nguy cơ cao về hoạt động buôn lậu từ việc lợi dụng loại hình này, ngành Hải quan sẽ tiếp tục tăng cường kiểm soát đối với hoạt động lợi dụng loại hình quá cảnh, trung chuyển, tạm nhập tái xuất, xuất kho ngoại quan để buôn lậu, gian lận thương mại; tăng cường thu thập thông tin, phân tích đánh giá rủi ro xác định các lô hàng trọng điểm để tập trung kiểm soát và phối hợp kiểm tra, khám xét, xử lý theo quy định. Trong đó, tập trung giám sát, kiểm soát, đấu tranh với các hành vi lợi dụng chính sách, thủ tục để từ chối nhận hàng hoặc tái xuất nhằm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. |
Các đối tượng chủ mưu còn có thể đứng sau chỉ đạo điều hành (thuê, mượn) người khác đứng tên thành lập doanh nghiệp, không hoạt động tại địa chỉ đăng ký (công ty “ma”) để làm thủ tục nhập quá cảnh các mặt hàng bách hóa, tiêu dùng là hàng cấm, hàng nhập khẩu có điều kiện, hàng có thuế suất cao từ châu Âu, Nhật Bản, Mỹ... vào cảng Đà Nẵng làm thủ tục quá cảnh đi Lào, sau đó lợi dụng lực lượng kiểm soát mỏng, tuyến đường vận chuyển quá cảnh dài để trên đường vận chuyển đến các cửa khẩu xuất thì tổ chức rút ruột, đánh tráo hàng nhằm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Sau khi thực hiện trót lọt quy trình thủ tục quá cảnh hàng hóa đúng quy định, hàng thực xuất sang các cửa khẩu đường bộ như Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị) sẽ tập kết bên kia biên giới và lợi dụng đường mòn, lối mở qua lại biên giới đề tuồn hàng lậu vào Việt Nam tiêu thụ trái phép.
2 vụ việc điển hình nêu trên, cùng với nhiều vụ việc đã liên tục được lực lượng hải quan phát hiện trước đó đã một lần nữa cho thấy các đối tượng có thể bất chấp sự kiểm soát gắt gao của lực lượng chức năng để vi phạm bởi sức hút “siêu lợi nhuận” của loại gian lận này.
Hiện nay cũng như thời gian tới, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp khiến hoạt động kinh tế - xã hội vẫn phần nào bị hạn chế. Đó vẫn là điều kiện thuận lợi để các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại thay đổi phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.
Xác định nguy cơ cao về hoạt động buôn lậu từ việc lợi dụng loại hình này, ngành Hải quan sẽ tiếp tục tăng cường kiểm soát đối với hoạt động lợi dụng loại hình quá cảnh, trung chuyển, tạm nhập tái xuất, xuất kho ngoại quan để buôn lậu, gian lận thương mại; tăng cường thu thập thông tin, phân tích đánh giá rủi ro xác định các lô hàng trọng điểm để tập trung kiểm soát và phối hợp kiểm tra, khám xét, xử lý theo quy định. Trong đó, tập trung giám sát, kiểm soát, đấu tranh với các hành vi lợi dụng chính sách, thủ tục để từ chối nhận hàng hoặc tái xuất nhằm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Đồng thời, tiếp tục tập trung công tác nghiệp vụ cơ bản, thu thập thông tin nắm tình hình, kiểm soát chặt chẽ địa bàn, kịp thời phát hiện dấu hiệu vi phạm để chủ động phương án đấu tranh, bắt giữ, triệt phá các đường dây, ổ nhóm, đầu nậu buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trọng điểm là hàng cấm, hàng nhập khẩu có điều kiện, hàng bách hóa tổng hợp, hàng tiêu dùng,…
Hướng dẫn chuyển tiêu thụ nội địa hàng quá cảnhHướng dẫn hải quan địa phương về việc chuyển tiêu thụ nội địa và gia hạn thời gian lưu giữ đối với hàng hóa quá cảnh, Tổng cục Hải quan cho biết, về thẩm quyền, theo quy định, việc tiêu thụ hàng hóa quá cảnh trên lãnh thổ một nước cho quá cảnh chỉ được tiến hành trong trường hợp bất khả kháng và phải được Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) cho phép. Về thủ tục hải quan, thủ tục nhập khẩu đối với hàng hóa quá cảnh chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018), Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018). Về địa điểm làm thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa quá cảnh, thực hiện tại chi cục hải quan nơi hàng hóa quá cảnh đang được lưu giữ. Thủ tục xác nhận hàng đến đích (BIA) đối với hàng hóa quá cảnh chuyển tiêu thụ nội địa, chi cục hải quan nơi lưu giữ hàng hóa quá cảnh thực hiện nghiệp vụ BIA trên tờ khai vận chuyển độc lập đối với hàng hóa quá cảnh. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- ·Thuốc lá điện tử gây đột biến DNA, dẫn đến ung thư
- ·Xôn xao với chiếc Honda Dream Thái đời 2001 hét giá hơn 100 triệu đồng
- ·Thuốc lá điện tử gây đột biến DNA, dẫn đến ung thư
- ·Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- ·Nhập lậu lượng lớn chai bia Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ
- ·Dấu hiệu cảnh báo gan bị tổn thương không bao giờ được xem nhẹ do sử dụng rượu bia
- ·Thoái vốn loạt công ty, Thép Việt Nam làm ăn sao?
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·Từ bê bối sử dụng linh kiện Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt Nam: Tập đoàn Asanzo làm ăn ra sao?
- ·ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
- ·Những bộ phận ô tô cần được 'chăm sóc' kỹ ngày nắng nóng
- ·Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 29/11//2024
- ·The Symphony ngôi nhà trong mơ của người nước ngoài tại Đà Nẵng
- ·Nhận định, soi kèo Schalke 04 vs FC Aarau, 19h00 ngày 6/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Quảng Ninh: Phát hiện và xử lý 02 trường hợp vi phạm kinh doanh tôm càng đỏ
- ·Nhiều vụ thuốc điều trị huyết áp bị thu hồi do có chứa chất gây ung thư. Nguyên nhân do đâu?
- ·Ô tô dễ thành 'ngọn đuốc' nếu để những vật dụng quen thuộc này trên ô tô khi nắng nóng
- ·Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025
- ·Thưởng 1 tỷ đồng cho startup đoạt giải tìm kiếm giải pháp sáng tạo toàn cầu