Đại dịch Covid-19 bùng phát đã 2 năm nay nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo dường như chưa có những động thái thể hiện tầm nhìn dài hạn để ứng phó. |
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu một số bộ,ủtướngyêucầungànhGiáodụcbanhànhchiếnlượctổngthểthíchứngvớkeo bong da dem nay trong đó có Bộ Giáo dục và Đào tạo, báo cáo các vấn đề theo kiến nghị của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý (Đà Nẵng).
Trước đó, tại nghị trường và trong chất vấn gửi tới Bộ Giáo dục và Đào tạo, bà Thuý đã nhiều lần nêu rõ, đại dịch Covid-19 bùng phát đã 2 năm nay nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo dường như chưa có những động thái thể hiện tầm nhìn dài hạn để ứng phó với dịch.
Nhiều kế hoạch, đề án của Bộ chưa thể hiện sự quan tâm đến hoàn cảnh đại dịch. Trong 2 năm qua, Bộ cũng chưa đánh giá khả năng thực hiện dạy học trực tuyến ở các địa phương, chưa có biện pháp vận động hỗ trợ phương tiện dạy và học trực tuyến cho những vùng và những đối tượng gặp khó khăn.
Học sinh nghèo không có phương tiện để học trực tuyến. Đường truyền ở nhiều vùng yếu và không ổn định khiến thầy và trò gặp rất nhiều khó khăn. Giáo án dạy học trực tuyến chủ yếu do giáo viên tự làm, chưa được hướng dẫn chu đáo để bảo đảm chất lượng đồng đều giữa các trường, các lớp. Ngân hànghọc liệu điện tử chưa phát triển. Kỉ luật học tập ở nhiều lớp học trực tuyến còn lỏng lẻo cũng hạn chế kết quả học tập.
Vẫn theo đại biểu Thuý thì việc kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là việc tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học trong hoàn cảnh đại dịch chưa có phương án ứng phó với nhiều cấp độ dịch khác nhau.
Về văn bản quy phạm pháp luật, Bộ mới ban hành thông tư về dạy học trực tuyến ở cơ sở GDPT và giáo dục thường xuyên mà chưa có văn bản quy phạm pháp luật về dạy học trực tuyến ở cơ sở giáo dục đại học. Bên cạnh đó, các bộ cũng chưa có văn bản quy phạm pháp luật về chuyển đổi sốtrong quản trị cơ sở giáo dục, quản lý nhà nước về giáo dục; về cơ sở dữ liệu, việc kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị, cơ quan trong ngành Giáo dục và ngành Giáo dục với các cơ sở dữ liệu quốc gia; về tiêu chí kỹ thuật của các nền tảng số dùng trong ngành Giáo dục,... Những văn bản này không chỉ đáp ứng yêu cầu của chiến lược chuyển đổi số nói chung mà còn thể hiện sự thích nghi và hỗ trợ dạy học trực tuyến.
Ngoài ra, đại biểu Thuý cũng chỉ rõ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không thực hiện nhiệm vụ tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK) như quy định tại Nghị quyết số 88 của Quốc hội và Quyết định số 404 ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Mặt khác, Bộ đã có những khuyết điểm gây tác động tiêu cực đến việc thực hiện chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK.
Cụ thể là Bộ ban hành Thông tư số 33 ngày 22/12/2017 “Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK” không bảo đảm nguyên tắc hồi tị, tạo điều kiện cho người tham gia các công việc liên quan đến SGK của một nhà xuất bản, người có quan hệ họ hàng, thân thuộc với tác giả SGK tham gia hội đồng thẩm định SGK.
Bộ cũng ban hành Thông tư số 25 ngày 26/6/2020 “về việc lựa chọn SGK” có nhiều sơ hở, tạo điều kiện cho hội đồng lựa chọn SGK bỏ qua ý kiến của cơ sở giáo dục, lựa chọn SGK theo ý kiến chủ quan, không loại trừ có sự đan cài lợi ích nhóm. Trước phản ánh của đại biểu Quốc hội và báo chí, Bộ không thực hiện kiểm tra, thanh tra, để hiện tượng này kéo dài, gây bức xúc trong dư luận giáo viên, làm giảm niềm tin của giáo viên và xã hội về đổi mới CT, SGK GDPT.
Mặt khác, Bộ không chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (doanh nghiệptrực thuộc Bộ) tiếp thu, giải trình ý kiến của công luận, kịp thời điều chỉnh những vi phạm về Luật Sở hữu trí tuệ và những sai sót nghiêm trọng về giáo dục, về khoa học trong SGK của nhà xuất bản này.
Trong thư gửi người đứng đầu Chính phủ, đại biểu Thuý đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giáo dục và đào tạo sớm khắc phục các hạn chế, khuyết điểm đã nêu trên.
Văn bản truyền đạt ý kiến Thủ tướng nêu rõ, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách, rà soát, thực hiện các giải pháp khắc phục hạn chế về các vấn đề đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý nêu theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và thông tin tới đại biểu, các cơ quan liên quan biết.
Yêu cầu tiếp theo từ người đứng đầu Chính phủ là Bộ khẩn trương ban hành chiến lược tổng thể, kế hoạch hành động của ngành Giáo dục thích ứng với tình hình dịch Covid-19 trước ngày 31/3/2022.
Bộ Giáo dục và Đào tạo còn được yêu cầu bám sát tình hình dịch ở các nhà trường, phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tếkịp thời cập nhật và tổ chức thực hiện nhất quán các quy trình, hướng dẫn trong tổ chức dạy và học; chủ động phòng chống dịch Covid-19, bảo đảm dạy và học an toàn, hiệu quả, phù hợp.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế khẩn trương cập nhật, sửa đổi bổ sung quy định về xét nghiệm, cách ly, theo dõi y tế với học sinh, sinh viên phù hợp với tình hình mới.