Nhiều người liên quan thoát nạn Nội dung bản cáo trạng cho thấy,ễnMạnhTườngkhônggiếtngườivậychịHuyềnđãtựchếlịch thi đấu u19 châu a hôm nay ngày 19/10/2013, biết bệnh nhân Lê Thị Thanh Huyền tử vong sau ca phẫu thuật do mình vừa thực hiện, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, chủ thẩm mỹ viện Cát Tường (đường Giải Phóng, Hà Nội) đã nói sự việc cho vợ là Nguyễn Thị Hằng, đồng thời chỉ đạo Phó giám đốc của Cát Tường là Lê Thị Thúy Mai cùng các nhân viên thu dọn, phi tang hiện trường. BS Nguyễn Mạnh TườngKhoảng 21h cùng ngày, Tường họp với Hằng, Mai, Thành cùng bảo vệ Đào Quang Khánh và một nhân viên tên Công tại tầng hai của thẩm mỹ viện Cát Tường, thống nhất đưa xác chị Huyền đến Bệnh viện Bưu điện rồi gọi người nhà nạn nhân đến nhận tử thi. Đi theo Tường đưa xác chị Huyền đến bệnh viện có Khánh, Mai, Hằng. Theo gợi ý của Khánh, Tường lái ôtô mang xác nạn nhân Huyền lên cầu Thanh Trì ném xuống sông Hồng, dù vợ đi cùng đã can ngăn. Theo cáo trạng, Mai không đi cùng, không tham gia bàn hay thống nhất ném xác chị Huyền xuống sông nhưng hôm sau đã cùng nhân viên thu dọn các camera, ổ cứng máy tính trong thẩm mỹ viện đem ra cầu Long Biên, hồ Hoàng Cầu vứt. Ngày 21/10/2013, Tường và Khánh bị bắt. Suốt nhiều tháng sau đó, dù nhà chức trách và gia đình chị Huyền nỗ lực tìm kiếm nhưng xác thiếu phụ vẫn bặt tăm. Ngày 17/8, phần thi thể không toàn vẹn chị Huyền được một dân chài phát hiện dạt vào bờ tại huyện Gia Lâm, Hà Nội. Bản cáo trạng cũng thể hiện, vợ Tường không tố giác chồng là sai nhưng hành vi không cấu thành tội phạm nên chỉ bị phạt hành chính. Với phó giám đốc Mai và 9 nhân viên khác biết Tường hút mỡ, nâng ngực cho chị Huyền gây hậu quả nạn nhân tử vong song cũng không tố cáo. Tuy nhiên, hành vi này không cấu thành tội hình sự. Tương tự, bác sĩ Thành cũng bị xử lý hành chính. Tìm được xác chị Huyền, Tường vẫn không giết người? Sau ngày tìm thấy thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền ở ven sông Hồng, thuộc địa phận xã Vân Đức, Gia Lâm, Hà Nội, ngày 15/10/2014, VKSND Thành phố Hà Nội đã ra cáo trạng số 490/VKS-P1A thay thế cáo trạng số 110/VKS-P1A ngày 18/02/2014. Tuy nhiên, do thời gian chết của nạn nhân trên 8 tháng và phần còn lại của tử thi trong giai đoạn phân hủy mạnh nên không có đủ cơ sở xác định nguyên nhân chết của nạn nhân. Việc tìm thấy thi thể nạn chỉ là một trong các chứng cứ chứng minh chị Huyền đã chết. Do đó, VKSND Thành phố Hà Nội tiếp tục truy tố bị can Nguyễn Mạnh Tường về tội “Vi phạm qui định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” theo khoản 3 điều 242 BLHS và tội “Xâm phạm thi thể mồ mả, hài cốt” theo khoản 2 điều 246 BLHS. Ở tội danh “Vi phạm qui định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác”, lúc trước bị can Tường bị truy tố tại khoản 1 (có khung hình phạt từ 1-5 năm) thì nay bị truy tố tại khoản 3 (có khung hình phạt từ 7-15 năm). Thêm 5 năm cho tội danh xâm phạm thi thể, mồ mả hài cốt nữa. Tổng cộng Tường chỉ phải chịu mức án khoảng 20 năm tù. Bị can Đào Quang Khánh bị truy tố về tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” theo khoản 2 điều 246 BLHS và tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 điều 138 BLHS. Hiện tại, rất nhiều người đang khó hiểu, nếu truy tố Tường với hai tội danh trên thì chứng tỏ Tường không hề giết chị Huyền. Vậy ai giết chị Huyền hay là chị Huyền đã tự chết? Hơn nữa, việc tìm được một phần thi thể của chị Huyền như vậy cũng không có giá trị gì về mặt pháp lý. Mà nó chỉ có giá trị về mặt tinh thần cho người thân của nạn nhân. Hoàng Minh |