当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【dự đoán nhật bản】Chuyên gia kinh tế: ‘Đầu tư BĐS toàn đại gia nên không cần phải cứu họ’

Trước tình hình nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang gặp khó khăn,êngiakinhtếĐầutưBĐStoànđạigianênkhôngcầnphảicứuhọdự đoán nhật bản tháng 3/2014, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nội dung chủ yếu tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước.

“Để các cơ quan Nhà nước đo với nhau thì không thiêng”

Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo Dự án “Nghiên cứu khu vực doanh nghiệp” giai đoạn 2013 – 2014 được tổ chức tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương ngày 4/11, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, “các Bộ ngành nói đang cố gắng làm và sẽ giảm các thủ tục hành chính với doanh nghiệp ở mức này, mức khác. Nhưng theo quan điểm của tôi, Nhà nước cần phải hỏi doanh nghiệp xem thực sự họ giảm được mức nào chứ đừng nghe cơ quan họ tuyên bố họ giảm”.

chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Ảnh: Viết Cường

Chuyên gia kinh tế cho biết, lâu nay đã nhiều lần chúng ta thường nói “tình hình đã cải thiện một bước”, thế nhưng không ai biết bước đó là như thế nào vì không thể đo được.

Và theo bà, “nếu để các cơ quan Nhà nước “đo” với nhau sẽ không thiêng, mà phải dùng chính những người đang là “nạn nhân” của những bước đó cảm quan thì mới biết được là thực sự đã giảm được bao nhiêu”.

Bà Lan nhận định, chi phí bôi trơn ở Việt Nam đã gắn liền với hệ thống làm việc của chúng ta hiện nay trong các cơ quan Nhà nước. Theo bà, nếu đã như vậy thì chỉ có Nhà nước chủ động quy định lại cho minh bạch hơn, kiên quyết trừng trị thẳng thừng những ai trong bộ máy không tuân thủ quy định mới.

Trước nhiều ý cho rằng, trong thời gian tới không nên quá nhấn mạnh mục tiêu “giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô”, xem đây như là công việc thường xuyên của Chính phủ, mà cần tập trung “tháo gỡ khó khăn sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp và người dân”.

Với vấn đề trên, theo chuyên gia Phạm Chi Lan thì Chính phủ vẫn nên tiếp tục theo đuổi hướng đi của mình là ổn định kinh tế vĩ mô, điều này phải được ưu tiên hàng đầu.

Vị chuyên gia đánh giá: “Năm nay tuy là lạm phát giảm xuống nhưng cũng vẫn còn rất nhiều rủi ro cho nền kinh tế. Mức tăng trưởng kinh tế năm nay hoàn toàn không cao, kể cả mức hiện nay báo cáo đang gây nghi ngờ nhiều trong các chuyên gia”.

Nghi vấn về con số tăng trưởng 5,8%

Lí do mà bà Lan đưa ra là có nhiều dữ liệu không thể chứng minh được vì sao lại tăng trưởng 5,8%, trong khi số doanh nghiệp bị “chết” vẫn tăng lên 14% so với năm 2013. Hai dữ liệu này trái chiều nhau. Và theo nhận định của bà, doanh nghiệp “chết” nhiều như vậy chắc chắn công ăn việc làm cũng sẽ giảm đi.

“Trường hợp khác là nếu có tăng trưởng thì chủ yếu lại là tăng trưởng ở khu vực đầu tư nước ngoài. Nhưng về lâu, về dài một nền kinh tế không thể nào phát triển bằng nguồn đầu tư nước ngoài được. Hãy nhìn vào cả thế giới này, không ai phát triển dựa vào người khác mà phải phát triển dựa vào nội lực của chính mình” – bà Lan nhấn mạnh.

Vị chuyên gia kinh tế khẳng định lại, ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là cần thiết để kinh tế đất nước được củng cố lại, có nền tảng tốt hơn để từ đó cải thiện dần khả năng cạnh tranh.

Trên nền tảng đó doanh nghiệp mới phát triển được. Bà Lan nói: "Doanh nghiệp không thể phát triển khi mà nền kinh tế vĩ mô cứ chập chờn, trồi sụp liên tục như thế này".

Về kích cầu, chuyên gia Phạm Chi Lan thiết tha mong Chính phủ không nên lo kích cầu hiện nay. Bởi theo bà, kích cầu hiện nay thường chỉ bao hàm ý là bỏ tiền ra kích cầu, trong khi đó tiền kích cầu của Nhà nước hầu hết lại rơi vào những nhóm nhỏ như Bất động sản.

“Nhóm này toàn đại gia, họ đã từng lấy được rất nhiều tiền trên sự mất đất của hàng triệu người, nhất là nông dân. Vậy không có lí do gì để cứu họ cả” – chuyên gia kinh tế khuyến cáo.

Do đó, quan điểm của bà là Chính phủ nên quan tâm hơn vào những chương trình như tái cơ cấu nông nghiệp, hướng nguồn vốn về cho nông nghiệp, nông thôn bởi đó là thị trường rộng lớn, 70% người dân vẫn là nông thôn.

Bà Lan cho rằng, đây là khu vực có thể tạo tăng trưởng, kích cầu nền kinh tế khi mà thu nhập của người nông dân được cải thiện./.

Viết Cường

分享到: