【soi kèo everton vs man city】Hà Nội cần rất nhiều tiền để "giải cứu" các dòng sông ô nhiễm

作者:Cúp C2 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 09:51:54 评论数:

song

Sông Tô Lịch sau khi đã cải tạo cảnh quan

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm là do nước thải sinh hoạt của dân cư các quận,àNộicầnrấtnhiềutiềnđểquotgiảicứuquotcácdòngsôngônhiễsoi kèo everton vs man city huyện ven sông và nước thải sản xuất của khu, cụm công nghiệp chưa được qua xử lý xả thẳng vào sông. Ngoài ra, vẫn còn tình trạng đổ rác thải sinh hoạt, phế liệu xây dựng trực tiếp vào dòng sông…

Đề cập về thực trạng sông, hồ ở Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cũng thẳng thắn nhìn nhận, vấn đề ô nhiễm sông hồ ở Hà Nội đang trở nên cấp bách và đáng báo động, thách thức môi trường sống của người dân.

"Có tình trạng té nước theo mưa, mỗi lần Hà Nội có mưa, tôi thấy các cơ sở sản xuất ùa nhau xả nước bẩn ra, việc này phải kiểm soát và yêu cầu các cơ sở xử lý nguồn nước thải," ông Hoàng Trung Hải nói.

Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội cho hay, thành phố đã kêu gọi vốn xã hội hóa nhưng mới chỉ đạt 22% tỷ lệ nước thải được xử lý. Với mong muốn làm “sống lại” các dòng sông của Hà Nội, lượng vốn đầu tư hết sức lớn.

Để môi trường thành phố được đảm bảo, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đề nghị cơ quan chức năng tiếp tục quản lý tốt các nguồn xả thải, làm sạch các dòng sông bằng cách đưa nước sông Hồng, sông Đà vào, dù tốn hàng chục nghìn tỷ đồng, nhưng quan trọng hơn là cần kiểm soát các nguồn xả thải.

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt đề án cải tạo, làm “sống lại” 4 con sông gồm Sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch và sông Tích.

Theo đó, từ nay đến năm 2020, thành phố sẽ hoàn thành việc tách nước thải đưa về hệ thống xử lý tập trung trước khi đổ vào sông, hồ; xử lý tất cả các hồ nội thành và các hồ gắn với di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo số liệu quan trắc của Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), chất lượng nước trên các dòng sông nội đô như sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch, sông Sét, sông Nhuệ, sông Lừ..., các hàm lượng amoni, coliform, phosphat…đều vượt quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Để xử lý tình trạng này, từ năm 2013, thành phố Hà Nội đã đưa vào hoạt động Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở (quận Hoàng Mai). Nhà máy này có công suất 200.000m3/ngày đêm, với nhiệm vụ thu gom, xử lý nước thải của sông Sét và sông Kim Ngưu, khi qua xử lý nước sẽ bảo đảm các tiêu chuẩn xả nước ra môi trường.

Đầu tháng 10/2016, Hà Nội cũng đã khởi công xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (Thanh Trì) với tổng vốn đầu tư 16.200 tỉ đồng. Với công suất 270.000m3/ngày đêm, nhà máy dự kiến hoàn thành vào năm 2019, sẽ xử lý nước thải sinh hoạt ở các quận, huyện Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Cầu Giấy và Thanh Trì.

Ngoài ra, nhiều dự án với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng cũng được Hà Nội đặt ra nhằm thu gom và xử lý nước thải như hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị khu vực quận Hà Đông và Sơn Tây dự kiến kinh phí là 3.800 tỷ đồng với công suất 45.000m3/ngày đêm và 20.000m3/ngày đêm; hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Phú Đô, kinh phí 1.800 tỷ đồng với công suất 84.000m3/ngày đêm...

Song, để việc xử lý ô nhiễm tại những con sông trên địa bàn đạt hiệu quả, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho rằng, cần quản lý, kiểm soát nguồn thải, khắc phục và cải thiện chất lượng nước trên lưu vực sông cùng với cơ chế về tài chính cho việc triển khai thực hiện; đặc biệt, cần xử lý triệt để 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên vùng, liên tỉnh./.

Theo TTXVN

最近更新