【kết quả thi đấu cúp c1】Xuất nhập khẩu trước biến động tỷ giá
作者:La liga 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:27:35 评论数:
Tỷ giá còn tăng
Trên thực tế,ấtnhậpkhẩutrướcbiếnđộngtỷgiákết quả thi đấu cúp c1 ngay từ những ngày đầu năm, các chuyên gia đều đưa ra dự báo về sự biến động mạnh của tỷ giá ngoại tệ tại Việt Nam trong thời gian tới. Theo các chuyên gia của Ngân hàng ANZ, tỷ giá USD trong năm 2017 tại Việt Nam đến cuối năm có thể lên mức trên 23.200 VND/USD và tăng lên tới 24.000 VND/USD vào đầu năm 2019. Như vậy, năm 2017, tỷ giá có thể tăng lên tới 2%.
Dự báo trên hoàn toàn có cơ sở bởi khoảng 6 tháng trở lại đây, tỷ giá liên tục chịu sức ép từ hàng loạt các sự kiện về kinh tế - chính trị của thế giới nên có mức tăng mạnh. Đặc biệt, trong tháng 1, tháng 2 và nửa đầu tháng 3 năm nay, tỷ giá đã nhiều lần chạm mức đỉnh so với năm 2016. Tỷ giá trung tâm được NHNN công bố liên tục vọt lên mức cao nhất kể từ khi NHNN bắt đầu áp dụng điều hành theo tỷ giá trung tâm hồi đầu năm 2016, đỉnh điểm là mức 22.263 VND/USD vào ngày 10/3 vừa qua.
Bên cạnh nguyên nhân đến từ tác động của nền kinh tế thế giới, báo cáo kinh tế vĩ mô 2 tháng đầu năm của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, tỷ giá VND/USD xu hướng tăng do nhập siêu trong 2 tháng đầu năm 2017, trong khi cùng kỳ các năm trước, cán cân thương mại thường xuất siêu. Theo thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại hàng hóa cả nước 2 tháng đầu năm 2017 thâm hụt 803 triệu USD.
Tuy nhiên, tình hình tỷ giá tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như lạm phát, lượng vốn giải ngân FDI, cán cân thương mại… đặc biệt là việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Chính điều này đã và đang khiến các chuyên gia và DN khá lạc quan bởi NHNN đang điều hành tương đối tốt, dự trữ ngoại hối đã lên tới 41 tỷ USD, kiều hối cũng đổ về mạnh… Mặc dù vậy, dự báo về tình hình tỷ giá vẫn rất khó đoán, và điều này sẽ có ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động XNK của DN tại Việt Nam.
Kẻ cười, người khóc
Tỷ giá là một trong những nhân tố tác động mạnh tới hoạt động XNK, khi đồng nội tệ tăng giá sẽ khiến hàng hóa trong nước trở nên đắt đỏ và khuyến khích hoạt động NK hàng hóa từ nước ngoài. Ở chiều ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá sẽ tạo điều kiện cho XK và gây nhiều bất lợi cho hoạt động NK. Vì thế, dự báo biến động tỷ giá có thể còn tăng mạnh khiến nhiều DN khá lo ngại.
Quay trở lại câu chuyện về cán cân thương mại của Việt Nam bị thâm hụt trong 2 tháng qua. Điều dễ nhận thấy là trong 2 tháng đầu năm, các nhóm hàng NK có mức tăng mạnh liên quan đến nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hoặc máy móc thiết bị hay đồ điện tử. Trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt gần 4,82 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2016; nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước lên hơn 4,61 tỷ USD… Đây đều là những mặt hàng có giá trị cao, nên một phần do giá USD thế giới tăng cao khiến giá trị NK vào Việt Nam cũng tăng mạnh.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, nhiều DN XNK vẫn tỏ ra khá yên tâm trước chính sách điều hành tỷ giá của NHNN, giúp tỷ giá dù có biến động nhưng vẫn trong biên độ cho phép, tránh được những cú sốc bất ngờ.
Ông Lương Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần khóa Việt Tiệp cho hay, do nguồn nguyên liệu đã được DN chủ động, lấy từ các nguồn nội địa thay vì phải NK như trước đây, nên giá thành sản phẩm không bị ảnh hưởng. Nhờ đó, tỷ giá biến động không tác động nhiều đến DN, nhưng nếu tỷ giá tăng mạnh thì giúp DN có thêm một khoản lợi nhuận nhờ chênh lệch.
Nhưng ảnh hưởng của tỷ giá vẫn làm không ít DN lo lắng, bởi sẽ khiến giá thành nguyên liệu NK tăng lên. Đại diện Công ty Cổ phần thép TVP cho hay, thép Trung Quốc giá rẻ nên hiện đang chiếm hơn 50% khối lượng thị trường, chưa kể thép thành phẩm và bán thành phẩm NK từ các nước khác khiến thép Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt. Hiện nay, việc sản xuất thép trong nước vẫn phải sử dụng một lượng lớn thép nguyên liệu NK nên tỷ giá tăng sẽ khiến giá thép càng tăng, khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm thép giá rẻ NK. Chính vì thế, DN này luôn mong muốn tỷ giá giữ được sự ổn định và cân bằng, để tránh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, nếu tỷ giá giữ ổn định trong thời gian dài, các chuyên gia vẫn đặt ra lo ngại ảnh hưởng tới XK. Chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, sự ổn định của ngoại tệ trong bối cảnh lạm phát khoảng 5% chưa thực sự hợp lý. Tiêu biểu như Trung Quốc đã liên tục phá giá đồng Nhân dân tệ trong năm 2016 để thúc đẩy XK, vậy nếu đồng Việt Nam tăng giá so với đồng USD và các ngoại tệ khác có thể gây bất lợi cho XK.
Mặc dù có những tác động nêu trên, nhưng các chuyên gia đều tỏ ra khá lạc quan về việc giữ ổn định ngoại tệ của NHNN, nhất là khi các DN và ngân hàng đã có nhiều biện pháp để tăng tính chủ động cho DN trước vấn đề tỷ giá.
Tỷ giá hiện nay đã được điều chỉnh mang tính thị trường, nên các DN không thể giữ mãi tâm lý thụ động, khi NHNN để tỷ giá neo cứng ở một mức cố định mà phải có sự chủ động, theo dõi sát diễn biến, học hỏi thêm kiến thức về tài chính – tiền tệ để có kế hoạch ứng phó, cũng như đặt ra kế hoạch sản xuất – kinh doanh cho phù hợp.
TS. Đinh Tuấn Minh, Giám đốc điều hành Công ty Nghiên cứu thị trường MarketIntello: Tỷ giá USD/VND tăng mạnh trở lại trong tháng 2 cùng xu hướng tăng của đồng USD. Nguyên nhân chủ yếu của đợt tăng này là do đồng USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền khác trên thế giới. Diễn biến của tỷ giá USD/VND năm 2017 sẽ rất phức tạp, dự báo cả năm 2017, tỷ giá sẽ tăng khoảng 1,5-2%. Đặc biệt, Chính quyền Mỹ sắp tới có thể sẽ áp dụng chính sách thuế biên giới (border adjustment tax) khiến các quốc gia phải điều chỉnh chính sách tỷ giá để thuận lợi cho hoạt động XK sang Mỹ. Chính sách này sẽ khiến các quốc gia có tốc độ điều chỉnh tỷ giá kịp thời chuyển được phần thiệt hại về giá hàng hóa do chênh lệch tỷ giá vào người tiêu dùng Mỹ. Còn nếu tỷ giá được neo ở một mức nhất định thì sẽ gây thiệt hại cho DN XK. Điều này đặt ra thách thức trong điều hành tỷ giá của NHNN trong thời gian tới để cân bằng lợi ích của DN XK và việc kiểm soát lạm phát, do cơ chế tỷ giá hiện này chỉ mang tính tương đối, chưa hoàn toàn độc lập với cung tiền. |