【ty so ngoai hang】Tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng trên 10% mỗi năm
Tạo điều kiện rộng mở cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay | |
Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong được ưu tiên hỗ trợ phục hồi | |
Hỗ trợ đáp ứng chính sách cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các FTA |
Doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng. Ảnh minh họa: H.Dịu |
Theo NHNN, tính đến cuối tháng 7/2022, tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt hơn 2,3 triệu tỷ đồng, tăng gần 7,67% so với tháng 12/2021, với trên 206.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa còn dư nợ.
Vụ Tín dụng các ngành kinh tế nhận xét, con số này cho thấy nhu cầu vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có xu hướng tăng trở lại. Kết quả trên là nhờ các ngân hàng đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn ngân hàng, như chương trình kết nối ngân hàng và doanh nghiệp. Nhiều ngân hàng đã xây dựng thành công mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ, tối ưu hóa việc phân tích đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trước khi ra quyết định quyết định cho vay; thành lập bộ phận chuyên quản lý về hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, áp dụng đa dạng linh hoạt các biện pháp về tài sản đảm bảo...
Đặc biệt, nhiều ngân hàng đã triển khai đa dạng các gói sản phẩm vay vốn lưu đãi dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tuy nhiên, chia sẻ tại hội thảo về tăng cường tiếp cận tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa do NHNN phối hợp tổ chức vào ngày 24/8, ông Trần Anh Quý, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn, nguyên nhân do cả chủ quan và khách quan.
Theo đó, kênh huy động vốn cho phát triển kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phụ thuộc phần lớn vào hệ thống ngân hàng, nhất là nguồn vốn trung dài hạn, tạo áp lực cho hệ thống tổ chức tín dụng trong việc vừa đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, vừa đảm bảo an toàn hóa trong hoạt động.
Về phía các doanh nghiệp, những khó khăn từ nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa, khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm sút, tiềm ẩn nợ xấu. Ngoài ra các doanh nghiệp nhỏ và vừa phần lớn có quy mô vốn nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính hạn chế, trình độ quản trị doanh nghiệp bất cập, thiếu phương án kinh doanh khả thi, số liệu thiếu chính xác, thiếu hoặc không đủ giấy tờ về tài sản đảm bảo. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có sự hợp tác chặt chẽ với ngân hàng khi vay vốn hoặc cơ cấu lại khoản nợ, điều này dẫn đến khó khăn cho ngân hàng trong việc quản lý dòng tiền của doanh nghiệp.
Cũng nhận xét về vấn đề này, chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, lý do phổ biến nhất để từ chối đề nghị vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là hồ sơ kém chất lượng. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ thường gặp khó khăn trong việc cung cấp một cách đầy đủ, chính xác các báo cáo tài chính và kế hoạch kinh doanh. Tại Việt Nam, các ngân hàng thường ưu tiên thế chấp bằng tài sản hữu hình, việc cho vay tín chấp chỉ dành cho những khách hàng vay có xếp hạng tín nhiệm đặc biệt cao và cho khoản vay ngắn hạn.
Mặt khác, theo phản ánh của các chuyên gia và doanh nghiệp, các cơ chế hỗ trợ tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua bảo lãnh của quỹ bảo lãnh tín dụng thời gian qua chưa đạt được như kỳ vọng.
Số liệu từ NHNN cho biết, kết quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa có bảo lãnh của quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương có xu hướng giảm dần, dư nợ tín dụng có bảo lãnh của quỹ giảm từ 411 tỷ đồng năm 2016, xuống còn khoảng 160 tỷ đồng tại thời điểm tháng 3/2022.
Từ những vấn đề trên, ngân hàng và doanh nghiệp đã kiến nghị, cần cải thiện các khung chính sách, cơ chế để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiếp cận lợi ích của các quỹ bảo lãnh tín dụng. Các ngân hàng cũng kỳ vọng sẽ được ưu tiên cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng nhằm hỗ trợ phục vụ giải ngân hàng nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa.