您现在的位置是:Thể thao >>正文

【bxh bd ai cap】'Lật mặt 7'

Thể thao658人已围观

简介6 phần phim trước, Lật mặt ghi dấu là thương hiệu điện ảnh tràn ngập các cú "bẻ lái" (twist) trong k ...

6 phần phim trước,ậtmặbxh bd ai cap Lật mặt ghi dấu là thương hiệu điện ảnh tràn ngập các cú "bẻ lái" (twist) trong kịch bản. Tâm lý nhân vật rẽ hướng, ứng xử giữa những con người chuyển ngoặt, tình huống gây bất ngờ hoặc làm khán giả khó đoán. Điểm đặc trưng này khiến các tập phim riêng biệt về nội dung nhưng đồng nhất về hai chữ "lật mặt" ở tựa đề.

Đến Lật mặt 7: Một điều ước, những cú twist không còn, nội dung "phẳng" và khá dễ đoán. Xem phim, nhiều người đặt câu hỏi: "Rốt cuộc phim lật mặt chỗ nào?". Thực tế, cú "lật mặt" rõ nhất nằm ở người sáng tạo nên loạt phim.

Vợ chồng Lý Hải - Minh Hà được bà con cảng cá Mỹ Tân hỗ trợ trong những ngày quay phim dưới trời nắng nóng.

Vợ chồng Lý Hải - Minh Hà được bà con cảng cá Mỹ Tân hỗ trợ trong những ngày quay phim dưới trời nắng nóng.

Câu chuyện đời thường và có chiều sâu

Lật mặt 7: Một điều ước xoay quanh cuộc sống của bà Hai (nghệ sĩ Thanh Hiền), người mẹ già một thân một mình trong căn nhà ở vùng núi hẻo lánh, khi các con mỗi đứa một phương. Một lần, bà Hai không may gặp nạn, chân bó bột, không thể tự làm việc gì. Năm người con mỗi người một mối lo riêng, khó khăn chọn ra một người về chăm mẹ.

Yếu tố tình thân từng được đạo diễn Lý Hải lồng ghép vào các phần trước của Lật mặt, nhưng đây là lần đầu tiên trở thành chủ đề và thể loại chính. Không mải mê sáng tạo các tình huống "lật bài" để đánh lừa hay kích thích người xem, kịch bản phim tiết chế độ "bay", nhờ vậy trở nên chân thật và thuyết phục hơn.

Sự vắng bóng loạt cảnh cháy nổ, sập nhà, đụng xe cũng cho đạo diễn tập trung hơn vào phương diện kể chuyện, thay vì chăm chăm "bày binh bố trận" cho hình ảnh. Lý Hải cho thấy sự lên tay trong nghiệp vụ đạo diễn, khi kể chuyện mượt mà, chuyển cảnh và lồng nhạc không còn tùy tiện.

Bà Hai đại diện cho hàng triệu người bà, người mẹ trên khắp Việt Nam.

Bà Hai đại diện cho hàng triệu người bà, người mẹ trên khắp Việt Nam.

Nhân vật chính bà Hai thuộc hình mẫu phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu khó, phi thường cả về sức lực, tinh thần và đức hy sinh. Mối quan hệ giữa bà Hai với từng người con và muôn nỗi trăn trở của bà về cả gia đình cũng là những điều thân thuộc có thể bắt gặp ở bất cứ nếp nhà Việt nào.

Kịch bản đặt những người con vào lựa chọn giữa cuộc sống xoay vần vì cơm áo gạo tiền với bổn phận của đạo hiếu; đặt người mẹ vào nỗi day dứt có thể trở thành gánh nặng cho các con. Đạo diễn tiếp cận vấn đề đa chiều, từ góc nhìn của nhiều nhân vật: người mẹ, con trai, con gái, con dâu, con rể, các cháu nội - ngoại. Qua đó, anh diễn giải câu thành ngữ "Trẻ cậy cha, già cậy con" trong cuộc sống đời thường, gieo vào người xem nhiều nghĩ suy và niềm đồng cảm.

Cuốn phim dành cho dân quê lẫn dân tỉnh

Năm người con của bà Hai tứ xứ sinh sống và lập nghiệp, khác biệt nhau về môi trường, tính chất lao động. Hai Khôn (Trương Minh Cường) làm doanh nghiệp tại thủ đô. Ba Lành (Đinh Y Nhung) chân chất gái quê, làm thuê ở quê nhà. Tư Hậu (Quách Ngọc Tuyên) xuôi xuống miền biển, kế tục sự nghiệp đánh bắt xa bờ của nhà vợ. Năm Thảo (Trâm Anh) cùng chồng lên nương, làm rẫy ở miền đất Bảo Lộc cách nhà hơn trăm cây số. Sáu Tâm (Trần Kim Hải) xuống Sài Gòn theo ngành xây dựng.

Qua từng nhân vật, đạo diễn Lý Hải tái hiện những nỗi chật vật khác nhau trong cuộc sống. Dù làm chủ hay làm thuê; ngồi văn phòng máy lạnh hay bán mặt cho đất, bán lưng cho trời; có của ăn của để hay chạy ăn từng bữa, từng người con của bà Hai cũng oằn mình kiếm sống, lo cho con cái ăn học thành người và canh cánh mong mỏi báo hiếu mẹ cha.

Cái hay của câu chuyện là không có nhân vật phản diện. Năm anh em không tránh được những lúc tị nạnh người này biếu tiền mẹ nhiều hơn, người kia phụng dưỡng mẹ lâu hơn, nhưng tuyệt đối không để bụng ác ý về nhau. Các chi tiết Hai Khôn giấu vợ gửi tiền cho mẹ hằng tháng, vợ Hai Khôn đòi giặt cả túi quần áo của mẹ chồng vì định kiến bà sống ở quê không sạch sẽ hay vợ Tư Hậu tính toán đợi chân mẹ đỡ đau mới đón mẹ về để chăm đỡ vất vả đều dễ tìm thấy ngoài đời thật. Suy nghĩ đôi lúc tủn mủn của họ đều bắt nguồn từ áp lực kinh tế, không ai đáng bị gọi là kẻ bất hiếu hay tiểu nhân.

Trong khi các phần trước của Lật mặt chủ yếu nói về tầng lớp lao động bình dân và phần nhiều ở miền Tây, tập phim lần này phản ánh đa dạng hơn các đối tượng trong xã hội đương đại. Dân thành thị hay người nông thôn cũng có thể tìm thấy mình trong những nỗi lo toan, đắn đo của nhân vật.

Những chân dung thị dân và người tỉnh lẻ cùng được đưa vào phim.

Những chân dung thị dân và người tỉnh lẻ cùng được đưa vào phim.

Văn hóa ba miền đất nước

Qua từng bộ phim, Lý Hải cố gắng mô phỏng đặc trưng văn hóa truyền thống của một miền đất. Với Lật mặt 5: 48h, anh tái hiện một góc đời sống của bà con người Chăm ở miền Tây. Sang đến Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh, anh hoài niệm thời hoàng kim của làng chiếu Định Yên ở Đồng Tháp. Riêng ở Lật mặt 7: Một điều ước, anh chơi lớn, đưa khán giả vi vu ba miền đất nước theo "cuộc vi hành" qua nhà từng đứa con của bà Hai. Hà Nội, Ninh Thuận, Bảo Lộc, Lạc Dương và TP HCM được chắt lọc các lát cắt đặc trưng đưa lên màn ảnh.

Trong số này, phần truyện về tổ ấm của Tư Hậu ở cảng cá Mỹ Tân, Ninh Thuận mang đến cảm xúc tròn trịa nhất, đồng thời tận dụng chất liệu văn hóa - đời sống địa phương hiệu quả nhất. Không khí tấp nập của cảng cá mỗi buổi sáng hay cảnh tượng làng biển tan hoang, dân làng hoang mang ngóng người thân trở về sau cơn bão được tái hiện dung dị và xúc động. Khung cảnh lễ Nghinh Ông ở đình làng được dàn dựng công phu, làm bật đời sống gắn liền biển cả của con người bản địa. Tuyến truyện này gây cười nhiều nhất và cũng làm người xem cảm động.

Hậu trường Lý Hải quay phim ở cảng cá Mỹ Tân  Hậu trường Lý Hải quay phim ở cảng cá Mỹ Tân

Hậu trường Lý Hải quay phim ở cảng cá Mỹ Tân

Dù nhiều vấn đề được xử lý dễ dàng và lộ sự sắp đặt với các tình huống mang tính tình cờ, Lật mặt 7 vẫn đào sâu các vấn đề nổi trội của gia đình Việt Nam, gây xúc động về tình cảm giữa mẹ và con, giữa anh chị em ruột thịt. Những điểm cộng này giúp phim đến gần khán giả.

Phong Kiều

Tags:

相关文章