Nông nghiệp BaF Việt Nam (BAF) ghi nhận lỗ quý đầu tiên kể từ khi niêm yết
Kết thúc quý IV/2023,ôngnghiệpBaFViệtNamBAFghinhậnlỗquýđầutiênkểtừkhiniêmyếtrận đấu atalanta gặp juventus BAF báo lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt âm 44 tỷ đồng và 29,4 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên doanh nghiệp BAF báo lỗ kể từ khi niêm yết trên HOSE hồi cuối năm 2021.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023, Công ty cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã ck: BAF) ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng đạt 1.625 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong kỳ, giá vốn hàng bán giảm 24%, còn gần 1.600 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính bất ngờ tăng gấp gần 3 lần, từ 4 tỷ đồng lên hơn 11 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, chi phí tài chính cũng tăng 2,2 lần, từ 25 tỷ đồng lên hơn 55 tỷ đồng, trong đó, 53,7 tỷ đồng đến từ chi phí lãi vay. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng, lần lượt ở mức 25,8 tỷ và 26,1 tỷ đồng.
Kết thúc quý IV, BAF báo lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt âm 44 tỷ đồng và 29,4 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên doanh nghiệp BAF báo lỗ kể từ khi niêm yết trên HOSE hồi cuối năm 2021.
Luỹ kế cả năm 2023, doanh nghiệp heo ăn chay ghi nhận doanh thu đạt 5.250 tỷ đồng, giảm 26% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 23 tỷ đồng, giảm 92%.
Với kết quả này, doanh nghiệp mới thực hiện gần 70% kế hoạch doanh thu và gần 12% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Giải trình về nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm mạnh, BAF cho biết, năm 2023 có nhiều thách thức với toàn ngành chăn nuôi.
Doanh nghiệp đã nâng được quy mô trang trại và tổng đàn (hiện hơn 300.000 heo nái và thịt, tăng 30%; heo thương phẩm 720.000 con, tăng 50% so với đầu năm). Bên cạnh đó, BAF cũng đã đưa vào hoạt động thêm 1 nhà máy thức ăn chăn nuôi, vận hành 4 trang trại xanh công nghệ cao, và mở rộng kênh phân phối thực phẩm.
Tuy nhiên, lợi nhuận ngắn hạn vẫn chịu ảnh hưởng nặng vì nhiều nguyên nhân.
Đầu tiên là giá bán, từ đầu năm đã duy trì ở mức thấp và tạo đáy trong quý 4, xuống dưới 50,000 đồng/kg. Tình hình kinh tế vĩ mô khó khăn gây ảnh hưởng nhu cầu tiêu dùng, dẫn đến doanh thu sụt giảm.
Một nguyên nhân khác là độ trễ của giá nguyên liệu. Đại diện BAF cho biết giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi quý 4 thực chất là từ quý 2 - thời điểm giá nguyên liệu cao.
BAF cũng cho rằng sản lượng heo bán ra chưa tương ứng với quy mô đàn. Các trang trại mới trong năm 2023 được đưa vào vận hành, đến đầu năm 2024 mới cho sản lượng đầu ra. Hơn nữa, từ sau tháng 5, BAF đã giữ toàn bộ lượng heo cai sữa để nuôi lớn bán thịt, thay vì bán sớm như trước đây.
Việc này giúp Doanh nghiệp không buộc phải bán heo trong giai đoạn giá thấp và tối ưu lợi ích kinh tế, nhưng đồng thời kéo sản lượng 2023 đi xuống. Độ trễ này sẽ được ghi nhận trong năm 2024.
Về tình hình tài chính, tại thời điểm cuối năm 2023, tổng tài sản của BAF tăng 39% so với đầu năm, lên 6.574 tỷ đồng. Lượng tiền mặt và tiền gửi nắm giữ tăng 69%, lên 423 tỷ đồng.
Hàng tồn kho tăng gấp đôi so với đầu năm và chiếm 24% tổng tài sản, ghi nhận tại 1.605 tỷ đồng.
Các khoản phải thu ngắn hạn 1.093 tỷ đồng, giảm 400 tỷ đồng so với hồi đầu năm; tài sản dở dang dài hạn 905 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với đầu năm, đến từ 3 trang trại dự kiến đưa vào hoạt động trong các tháng đầu năm 2024. Bên cạnh đó, khoản tài sản dài hạn khác ghi nhận 772 tỷ đồng, tăng gần 300 tỷ đồng.
Về phần nguồn vốn, tổng nợ phải trả ghi nhận tại 4.667 tỷ đồng, tăng hơn con số 2.986 tỷ đồng ghi nhận hồi đầu năm.
Trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn với 3.057 tỷ đồng, tăng 33%. Tổng nợ vay ngắn và dài hạn của BAF tính đến cuối năm 2023 là 1.859 tỷ đồng, tăng 94% so với đầu năm.
Vốn chủ sở hữu của BAF là 1.906 tỷ đồng, tăng 9,4% so với đầu năm. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của BAF là 317,8 tỷ đồng.