TheămgiảmtốithiểuđơnvịsựnghiệpcônglậpngànhNôngnghiệdu doan bd neto Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, hiện Bộ có tổng cộng 113 ĐVSNCL. Trong đó, có 75 ĐVSNCL trực thuộc, gồm: lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề có 38 đơn vị; lĩnh vực khoa học công nghệ có 11 đơn vị; lĩnh vực y tế có 1 đơn vị; lĩnh vực sự nghiệp báo chí có 2 đơn vị; lĩnh vực sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác có 23 đơn vị.
Đồng thời, Bộ đang quản lý 38 đơn vị sự nghiệp kinh tế, gồm các công ty, tổng công ty. Hiện kinh phí chi thường xuyên nhà nước cấp cho các ĐVSNCL thuộc bộ hàng năm khoảng 2.500 tỷ đồng, chiếm 50% kinh phí của Bộ được giao. Ngoài ra, các đơn vị sự nghiệp còn sử dụng các khoản kinh phí được để lại chi (học phí, viện phí...), vốn đầu tư phát triển và vốn ODA.
Cụ thể, trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các ĐVSNCL trực thuộc Bộ, tổng kinh phí thường xuyên cấp hàng năm trung binh khoảng 900 tỷ đồng.
Ở lĩnh vực y tế, hiện Bộ chỉ có duy nhất 1 đơn vị y tế là Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp, với kinh phí thường xuyên được ngân sách nhà nước cấp hàng năm trung bình khoảng 45 tỷ đồng.
Lĩnh vực khoa học công nghệ, Bộ quản lý 11 tổ chức khoa học công nghệ trực thuộc là các Viện nghiên cứu, với kinh phí ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên hàng năm bình quân khoảng 900 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ theo chức năng và kinh phí cho các đề tài, dự án khoa học công nghệ (chưa bao gồm các khoản thu dịch vụ bình quân 1.500 tỷ đồng/năm, vốn đầu tư phát triển và vốn ODA).
Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết, kế hoạch giai đoạn đến năm 2021, Bộ NN&PTNT sẽ giảm tối thiểu 10% ĐVSNCL. Với khối các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, sẽ chuyển 100% số đơn vị có đủ điều kiện hoàn thành chuyển đổi thành công ty cổ phần. Nếu thực hiện thành công kế hoạch này, sẽ giảm được 10% tài chính chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các ĐVSNCL thuộc Bộ NN&PTNT.
Trong khối các ĐVSNCL, lớn nhất là lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Trong đó có 3 trường đại học và Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hiện Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang thực hiện thí điếm tự chủ theo Nghị quyết 77 của Chính phủ; 3 trường đại học đang thực hiện tự chủ một phần theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP.
Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ dần chuyển hết các ĐVSNCL sang cơ chế tự chủ. Cùng với đó, Bộ sẽ chuyển một số dịch vụ công mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm.
Đồng thời, Bộ thực hiện giao vốn, tài sản cho các ĐVSNCL thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, từng bước tính đủ chi phí đầu vào (kể cả khấu hao) để xác định giá dịch vụ theo quy định pháp luật.
Về quản lý biên chế và thực hiện tinh giản biên chế hành chính sự nghiệp, năm 2016 và 2017, Bộ NN&PTNT đã thực hiện cắt giảm biên chế của các tổ chức hành chính khoảng 3%/năm; dự kiến năm 2018 cắt giảm 1,65% số biên chế viên chức. Kế hoạch đến năm 2021, Bộ NN&PTNT thực hiện tinh giản ít nhất 10%, tương đương với 207 người trong tổng 2.070 biên chế hành chính hiện có. Đồng thời, tinh giản ít nhất 10% trong tổng số 19.929 người hiện làm việc trong ĐVSNCL. |
Phúc Nguyên