【ket qua aston】Không dùng ngân sách, không miễn thuế cho tái cơ cấu ngân hàng
Nhiều biện pháp hỗ trợ cho ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt
Sau khi được xây dựng tháng 6/2017 và cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV,ôngdùngngânsáchkhôngmiễnthuếchotáicơcấungânhàket qua aston đến nay dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD đang trong quá trình hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10 tới.
Mục đích của việc sửa đổi luật giới hạn trong phạm vi nhằm xử lý một số vấn đề cấp bách liên quan đến quá trình TCTD yếu kém, xử lý nợ xấu đang đặt ra hiện nay. Với tinh thần đó, dự luật đã đưa ra các phương án, biện pháp cụ thể để hỗ trợ, phục hồi TCTD được kiểm soát đặc biệt (KSĐB).
Cụ thể như TCTD được KSĐB được phép: Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) theo phương án phục hồi đã được phê duyệt; hạch toán dần vào chi phí đối với phần chênh lệch giữa giá bán nợ, khoản phải thu, khoản đầu tư góp vốn, mua cổ phần với giá trị ghi sổ của các khoản trên phù hợp với tình hình tài chính theo phương án phục hồi được phê duyệt với thời hạn tối đa không quá 10 năm.
Ngoài ra, TCTD được KSĐB cũng được miễn, giảm tiền lãi vay tái cấp vốn, vay đặc biệt của NHNN theo phương án phục hồi đã được phê duyệt; Công ty tài chính được vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của tổ chức bảo hiểm tiền gửi từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ; nhận tiền gửi hoặc vay của TCTD hỗ trợ với mức lãi suất ưu đãi theo phương án phục hồi nhưng tối đa không quá thời hạn KSĐB còn lại; mua nợ, trái phiếu DN do TCTD hỗ trợ nắm giữ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định của NHNN…
Chính sách về thuế phải được quy định ở luật chuyên ngành
Thống nhất với nhiều nội dung trong dự thảo, tuy nhiên cơ quan thẩm tra cũng như Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) yêu cầu phải thống nhất nguyên tắc về việc không sử dụng đến nguồn lực ngân sách. Do đó, phương án hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng được đề xuất tại dự thảo là miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho đến khi hết lỗ lũy kế, miễn các loại thuế, phí về chuyển nhượng tài sản trong quá trình sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức pháp lý do chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của TCTD được KSĐB không nhận được sự ủng hộ của cơ quan thẩm tra và UBTVQH. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, việc sửa đổi quy định về thuế phải được thực hiện ở luật chuyên ngành, “nếu sửa luật nào cũng tính đến sửa thuế thì sẽ “băm nát” các luật thuế”.
Tương tự, một phương án hỗ trợ khác tại dự thảo đề nghị quy định hai trường hợp dự phòng có thể sử dụng nguồn lực từ ngân sách nhà nước (NSNN) khi hỗ trợ phương án phá sản TCTD là chi trả tiền gửi vượt hạn mức cho người gửi tiền cá nhân và cơ chế xử lý đối với số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi được cũng không được ủng hộ. Theo đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục giữ chủ trương theo Nghị quyết của Quốc hội số 25/2016/QH14 về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, không sử dụng NSNN trong quá trình cơ cấu lại các TCTD, không chi trả tiền gửi vượt hạn mức cho người gửi tiền cá nhân.
Phục hồi không thành công sẽ cho phá sản
Mặc dù thống nhất không sử dụng ngân sách để hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng, các ý kiến trong cơ quan thẩm tra cũng như UBTVQH ủng hộ phương án hỗ trợ cho phép TCTD khi được KSĐB được vay đặc biệt từ tổ chức bảo hiểm tiền gửi, ngân hàng hợp tác xã và các TCTD khác.
Lý giải quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, trong điều kiện không sử dụng trực tiếp NSNN để cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của các TCTD yếu kém, cần thiết phải có các biện pháp hỗ trợ để giúp các TCTD có triển vọng phục hồi, tránh nguy cơ đổ vỡ gây mất an toàn hệ thống. Việc TCTD được KSĐB được vay đặc biệt của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, ngân hàng hợp tác xã và các TCTD khác cũng phù hợp với chủ trương huy động nguồn lực từ bên ngoài.
Bên cạnh việc đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhau để tái cơ cấu ngân hàng, dự thảo Luật cũng quy định cụ thể về phương án phá sản ngân hàng. Theo Ủy ban Kinh tế, việc phá sản chỉ áp dụng sau khi đã thực hiện các biện pháp khác nhưng không thành công. Đồng thời, đây cũng là một hình thức răn đe, động lực để các TCTD nâng cao chất lượng quản trị điều hành và trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn tiền huy động, bên cạnh đó góp phần nâng cao ý thức người gửi tiền và khách hàng trong việc lựa chọn TCTD có uy tín, chất lượng dịch vụ tốt.
H.Y
相关推荐
- Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
- Số ca mắc tay chân miệng tỉnh Đồng Nai đang tăng cao
- Bình Dương kịp thời cách ly ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên trên địa bàn
- Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Hà Giang
- Phục tráng giống lúa Huyết Rồng
- Thủ tướng trả lời chất vấn về chế độ chính sách đối với cán bộ y tế
- Công nhận khu vực dự kiến thành lập thị xã Đông Hòa (Phú Yên)
- Đất Xanh chi hơn 1.000 tỷ ưu đãi cho cổ đông nhân kỷ niệm 18 năm thành lập