Có mặt tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM từ sáng sớm,ơntuổicụbàởTPHCMlầnđầuđượctầmsoátungthưphụket qua bong da pháp cụ bà Phạm Thị Thu (72 tuổi, ngụ xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh) được siêu âm tuyến vú, ổ bụng, vùng cổ để tầm soát 4 loại bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ là ung thư vú, cổ tử cung, buồng trứng và tuyến giáp.
“Đây là lần đầu tiên trong đời tôi được đi khám những bệnh này. Thực ra mấy cái chuyện tế nhị này ít người nhắc tới lắm nên tránh, cũng không có tiền để khám. Nửa năm trước, một bà cùng xã tôi mới mất vì ung thư buồng trứng. Bà bị đau lâu rồi mà giấu, không cho ai biết vì sợ bị nói này nọ, đến lúc phát hiện ra thì quá trễ rồi. Lần này được xã cho giấy đi khám, tôi đi liền” – bà Thu kể.
Bà Thu là một trong 2.010 phụ nữ yếu thế được nhận gói tầm soát ung thư của chương trình an sinh xã hội “Chạm sẻ chia, trao hy vọng”. Chương trình hướng tới những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, yếu thế có được cơ hội kiểm tra sức khoẻ.
Cũng giống bà Thu, chị Phạm Thị Tuyết Phượng (41 tuổi, ngụ quận 12) lần đầu được tầm soát 4 loại ung thư này.
“Tôi biết việc kiểm tra ung thư ở phụ nữ là rất quan trọng, nhưng do hoàn cảnh khó khăn, hàng ngày phải chạy việc nuôi con nên tôi không có thời gian, cũng không có tiền để khám. Hôm nay, được Hội Chữ thập đỏ phường An Phú, quận 12 trao cơ hội tầm soát miễn phí, tôi rất mừng" - chị Phượng chia sẻ.
Phát hiện sớm là cơ hội sống còn cho người bệnh ung thư
TS.BS Trần Đặng Ngọc Linh - Trưởng Khoa Xạ trị phụ khoa, Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết trong chương trình lần này, có 4 loại ung thư được tầm soát miễn phí. Nếu ung thư tuyến giáp phát hiện trễ nhưng tỷ lệ cứu sống vẫn cao, thì với ung thư vú, nếu phát hiện muộn, tỷ lệ điều trị thành công chỉ khoảng 50-60%.
Ung thư cổ tử cung được phát hiện ở giai đoạn 3, 4, khả năng khỏi bệnh chỉ còn khoảng 25-40%. “Tức việc phát hiện sớm mang lại lợi ích sống còn rất lớn cho người bệnh” – bác sĩ Linh nhấn mạnh.
Đáng chú ý, ung thư buồng trứng là loại bệnh rất khó tầm soát. Riêng tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM, mỗi năm có khoảng 3.000 trường hợp mắc bệnh, trong đó khoảng 2.000 trường hợp được phát hiện muộn, dẫn đến tử vong.
Do đó, các chương trình tầm soát ung thư miễn phí có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ giúp tăng tỷ lệ phát hiện sớm và điều trị thành công mà còn nâng cao nhận thức của người dân về việc khám sức khoẻ định kỳ.
Trong sáng nay (19/10), các suất khám miễn phí đầu tiên tại TPHCM được triển khai tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM và Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Chương trình đồng thời cũng diễn ra tại Hà Nội.
Sau khi có kết quả tầm soát ban đầu, Hội Chữ thập đỏ TPHCM và TP Hà Nội sẽ tiếp tục chọn lọc 200 phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ mắc ung thư cao nhất để trao gói hỗ trợ tài chính cho tầm soát chuyên sâu.
Chương trình an sinh xã hội “Chạm chia sẻ, trao hy vọng” được phát động và triển khai từ ngày 15/7 đến 15/10 với sự đồng hành của các tổ chức doanh nghiệp và bệnh viện chuyên ngành ung thư.