【trực tiếp bóng đá ngoại anh】Doanh nghiệp chế biến: "Chết đói" trên vùng nguyên liệu!
Xuất khẩu (XK) nông sản là thế mạnh của Việt Nam,ệpchếbiếnquotChếtđóiquottrênvùngnguyênliệtrực tiếp bóng đá ngoại anh tuy nhiên, nhiều cơ sở, doanh nghiệp (DN) chế biến XK đang phải đối mặt tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng. Thậm chí, không ít nhà máy "chết đói" trên vùng nguyên liệu - một nghịch lý tưởng chừng không thể xảy ra đối với tiềm năng nông sản dồi dào như Việt Nam.
Giữa tháng 7/2013, Ủy ban châu Âu đã quyết định bảo hộ độc quyền cho sản phẩm nước mắm Phú Quốc trên toàn bộ lãnh thổ 28 nước thuộc Liên minh châu Âu. Đây là cơ hội lớn cho nước mắm Phú Quốc thâm nhập sâu hơn vào thị trường khó tính này. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, nghề sản xuất nước mắm truyền thống tại Phú Quốc gặp rất nhiều khó khăn do thiếu cá cơm nguyên liệu.
Căn bệnh trầm kha
Theo bà Nguyễn Thị Tịnh - Chủ tịch Hội nước mắm Phú Quốc, bình quân mỗi năm có 40.000 - 50.000 tấn cá cơm nguyên liệu được đưa vào sản xuất. Thế nhưng, từ đầu năm đến nay, các nhà thùng trên đảo Phú Quốc chỉ mua được khoảng 30% sản lượng này, lượng nước mắm bán ra thị trường giảm 60% so với năm 2012.
Có hiện tượng này vì trước đây, ngư dân bán cá cho các nhà thùng sản xuất nước mắm tại Phú Quốc, nhưng gần đây lại bán ngay trên ngư trường với giá 18.000 - 20.000 đồng/kg, cao gấp 2,5 - 3 lần so với giá nhà thùng mua. Do không mua được nguyên liệu nên từ đầu năm đến nay, có khoảng 60% nhà thùng nước mắm Phú Quốc "treo thùng", 10 DN phải giải thể, hiện chỉ còn 80 cơ sở hoạt động cầm chừng.
Nhiều DN chế biến đồ hộp rau quả XK cũng điêu đứng vì thiếu nguyên liệu. Điển hình như câu chuyện của Nhà máy chế biến nông sản và thực phẩm Bắc Giang (Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản Hà Nội). Nhà máy sở hữu một số dây chuyền sản xuất đồ hộp vải, dứa hộp, dưa chuột bao tử, cà chua bi… với công suất dây chuyền đồ hộp thiết kế là 5.000 tấn/năm, nhưng hàng năm chỉ đạt 3.500 tấn sản phẩm. Mỗi năm, nhà máy cũng phải ngừng sản xuất khoảng 2,5 tháng vì không có nguyên liệu.
Câu chuyện "xuất cứ xuất, nguyên liệu thiếu cứ thiếu" là nghịch cảnh diễn ra từ nhiều năm nay với ngành thủy sản Việt Nam dù đứng thứ tư thế giới về lượng XK. Ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết khó khăn về thị trường XK không trầm kha bằng căn bệnh thiếu nguyên liệu chế biến.
Theo số liệu điều tra của VASEP, gần 90% số DN thủy hải sản có nhu cầu nhập khẩu (NK) nguyên liệu cho chế biến XK. Trong khi đó, mức thuế NK nguyên liệu thủy sản hiện nay tương đối cao, gây không ít khó khăn cho DN. VASEP dự báo năm 2013, nguyên liệu NK dự kiến tăng khoảng 20% so với năm 2012, với kim ngạch khoảng 0,85 - 1 tỷ USD.
Theo một số chuyên gia, căn bệnh "thiếu đói nguyên liệu" kinh niên của ngành chế biến nông sản lâu nay là hậu quả của việc thiếu quy hoạch tổng thể, liên kết lỏng lẻo giữa DN và vùng nguyên liệu.
Điều chỉnh lợi ích hài hòa
Nhiều nơi ào ạt xây dựng nhà máy chế biến mà chưa xem xét kỹ yếu tố địa lý, điều kiện tự nhiên và khả năng khai thác thị trường tiêu thụ. Có nơi, trước khi xây dựng cơ sở chế biến đã quy hoạch vùng nguyên liệu, nhưng thực hiện quy hoạch chưa tốt nên thiếu nguyên liệu chế biến, cơ sở chế biến thua lỗ, không đủ tiềm lực đầu tư cho sản xuất nguyên liệu, diện tích nguyên liệu teo dần, dẫn đến thất bại. Có địa phương lại cấp phép cho xây dựng cơ sở chế biến quá nhiều so với nguyên liệu có sẵn tại địa phương, khiến cho tình trạng tranh mua, tranh bán diễn ra gay gắt, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của nhà máy chế biến.
Cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu có mối quan hệ hữu cơ, nhưng mối quan hệ này ở Việt Nam còn quá lỏng lẻo. Phần lớn các DN chế biến chưa thiết lập được nguồn nguyên liệu ổn định, thường sản xuất đến đâu, thu mua đến đó. Vì vậy, những khi khan hiếm nguyên liệu thường phải "ăn đong", khó sản xuấtđủ theo nhu cầu đặt hàng.
Chủ trương tiêu thụ nông sản theo hợp đồng được Thủ tướng Chính phủ thông qua hơn chục năm, đã được thực hiện nhưng đến nay, cả cơ sở chế biến lẫn người có nguyên liệu đều không mấy mặn mà. Nguyên nhân chính là do quá trình thực hiện chưa có những cơ chế chia sẻ khó khăn và lợi ích một cách hợp lý, cho nên khi có lợi, bên này có thể bỏ rơi bên kia.
Thực tế cho thấy không ít DN chế biến nông sản cứng nhắc trong thu mua sản phẩm của nông dân, nên khó có điểm chung trong phân chia lợi ích. Chẳng hạn có những hợp đồng đã ký với nông dân với giá từ niên vụ trước nhưng thực tế thị trường giá đã tăng lên nhiều lần nhưng DN vẫn không chịu thỏa hiệp, vẫn kiên quyết áp giá cũ, khiến nông dân bức xúc, phá hợp đồng, bán cho thương lái để lấy "tiền tươi".
Người nông dân thì theo nếp sản xuất cũ, thấy có lợi trước mắt thì tập trung đầu tư, khi hiệu quả thấp là sẵn sàng chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi khác hiệu quả cao hơn, không cần biết đến những điều khoản ràng buộc với DN trong hợp đồngđã ký. Thực trạng này diễn ra khá phổ biến nhiều năm qua, đẩy một số nhà máy vào cảnh sản xuất đình đốn, thậm chí còn bị đóng cửa, phá sản.
Theo TBKD