您的当前位置:首页 > La liga > 【inter vs genoa】Nỗi niềm chợ chồm hổm 正文

【inter vs genoa】Nỗi niềm chợ chồm hổm

时间:2025-01-24 23:59:58 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

(CMO) Không chỉ ở các khu chợ trung tâm, “chợ chồm hổm” còn mọc lên trước cổng các xí nghiệp, công t inter vs genoa

Báo Cà Mau(CMO) Không chỉ ở các khu chợ trung tâm, “chợ chồm hổm” còn mọc lên trước cổng các xí nghiệp, công ty. Ở đó, nhiều người tranh thủ mang ít nông sản từ nhà ra bán cho công nhân sau giờ tan ca; có người mua đi bán lại. Chợ gắn liền với những công nhân lao động nghèo, bởi giá rất rẻ, lại ngay cạnh nơi làm nên công nhân tiện tay ghé vào mua mớ rau, con cá, miếng thịt về nấu bữa cơm. Vì thế “chợ chồm hổm” "trường tồn" theo năm tháng.

Trước cổng Công ty Quốc Việt (Khóm 9, Phường 6, TP. Cà Mau), có hơn 20 hộ tụ họp bày bán hàng hóa ngay trên Quốc lộ 1. Điểm chợ này hoạt động từ sáng đến tối, dù đã có biển báo cấm tụ tập buôn bán. Mặc cho lượng xe lưu thông trên quốc lộ rất đông, nhưng cứ tiện đường là công nhân và người đi đường tấp xe, ghé vào mua. Nhất là vào giờ tan ca, nơi đây thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe kéo dài, gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông.

Chợ mọc lên, khó dẹp

Chị Huỳnh Thị Trang chia sẻ: “Tôi ở trong Định Bình, đem xoài vườn ra bán, vừa ngon, vừa rẻ nên công nhân họ dễ mua, mỗi ngày cũng kiếm được trăm ngoài ngàn để trang trải cuộc sống gia đình. Biết là bị cấm, bị mấy anh dân phòng rượt hoài nhưng vì kiếm tiền lo cho gia đình nên đành chịu thôi, chứ biết sao”.

Người dân buôn bán ngay biển cấm trước cổng Công ty Quốc Việt.

Trước đây, chính quyền Phường 6 có vận động hộ anh Nguyễn Thành Đoan, (Khóm 9, Phường 6) đầu tư san lấp mặt bằng để xây dựng một khu chợ nhỏ cho bà con vào đây buôn bán, để giải tán chợ tự phát trước cổng Công ty TNHH Kinh doanh Chế biến thủy sản và XNK Quốc Việt. Khi được vận động, một số hộ vào chợ bán, một số hộ vẫn kiên quyết bán ở ngoài nên những hộ trong chợ buôn bán ế ẩm, vài ngày sau lại mang hàng hóa ra đường bán.

Chợ tự phát trước cổng Công ty Minh Phú.

Anh Nguyễn Thành Đoan cho biết: “Được chính quyền vận động, tôi đầu tư xây dãy chợ đến khi hoàn thiện tốn hơn 1,7 tỷ đồng, cho người dân thuê mặt bằng mỗi tháng 30.000 đồng, các chi phí còn lại thì theo giá nhà nước. Nhưng khi vận động bà con vào đây buôn bán thì không được đồng bộ, một số vào, một số không chịu vào. Những người ở ngoài bán được hơn trong này do công nhân tan ca thuận đường và người dân đi lại không cần chạy vào trong chợ mà tấp trên đường để mua, nên chỉ được vài hôm là không ai chịu ở lại đây buôn bán nữa”.

Lực lượng dân phòng đến nhắc nhở người dân không được buôn bán dưới lòng đường.

Do bày bán ngay trên quốc lộ nên khói bụi, rác thải vây lấy người và hàng hóa, thực phẩm. Những người đến đây buôn bán hầu hết từ các xã lân cận như Định Bình, Tân Thành, Tắc Vân, hàng hóa là "cây nhà lá vườn", vừa tươi, giá rẻ nên công nhân xung quanh khu vực này rất thích.

Công nhân tiện đường ghé vào mua thực phẩm.

Là một trong những công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn nhất tỉnh, Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (khu Công nghiệp Phường 8, TP. Cà Mau) có đến hàng ngàn công nhân lao động. Từ đó, “chợ chồm hổm” có điều kiện mọc lên.

Anh Quách Văn Thuộc, ấp Thạnh Điền, xã Lý Văn Lâm, chia sẻ: “Dân buôn bán ở đây chủ yếu trong ruộng ra. Mỗi lần dân phòng đến giải tán là họ ôm thau, ôm thúng chạy lên vỉa hè. Thấy cũng tội, nên tôi cũng hay cho họ mang đồ vô nhà trú tránh”.

Nhóm chợ nơi đây hoạt động theo giờ tan ca của công nhân. Đối với ca 24 thì chợ hoạt động từ 15-23 giờ. Công nhân làm ca thường thì chợ bán từ 14 giờ đến 2 giờ sáng. Chị Phan Thị Hồng, Phường 8, cho biết: “Tôi bán thịt heo ở đây được mấy tháng rồi. Ban ngày thì có sạp bán bên chợ Phường 8, chiều tranh thủ chạy qua đây bán cho công nhân. Ban ngày thì bán một ký 70.000 đồng, buổi chiều bán 50.000 đồng để công nhân họ dễ mua, mình kiếm đồng nào hay đồng đó”.

Nan giải xử lý

Chị Huỳnh Thùy Trang, công nhân Công ty Minh Phú tranh thủ giờ tan ca cũng ghé vào mua rau cải, với vài con cá về nấu bữa cơm tối. Chị Trang tâm sự: “Tôi làm ở đây hơn 10 năm rồi, có khi tan ca 1 – 2 giờ, đâu còn chợ nào bán, chỉ còn ở đây là bán cho công nhân đến khuya. Họ bán rất rẻ, phù hợp với cuộc sống của công nhân. Chợ này nếu bị giải tán sẽ gây khó cho công nhân. Bởi ban ngày thì phải đi đến chợ Phường 8 mới mua được, còn ban đêm thì không ai bán. Nếu muốn giải tán chợ thì mong chính quyền xây dựng một khu chợ nhỏ gần công ty để tiện cho công nhân mua sắm”.

Chị Trần Thị Lắm, ấp Thạnh Điền, xã Lý Văn Lâm cho hay, 3 giờ sáng chị đi cân rau để chiều ra đây bán lại cho công nhân. Bị dân phòng nhắc nhở, đuổi thì chị dọn vô. Cũng bị bắt mấy lần, nhưng phải ráng bán kiếm tiền lo cho gia đình. Chị nói, nếu chính quyền xây chợ gần đây để người dân buôn bán là chị dọn vô liền. Chứ bán ở đây bị đuổi, bị phạt hoài với lại mưa nắng thất thường, cực khổ.

“Ngày nào cũng vậy, cao điểm từ 4 – 5 giờ chiều và 7 – 8 giờ tối là chúng tôi ra "đóng quân" ở đây, nhắc nhở người dân dọn dẹp hàng hóa. Nhưng do lực lượng ít và phải làm nhiều việc khác nên lực lượng chỉ trực canh 1 đến 2 tiếng đồng hồ vào giờ tan ca của công nhân để tránh tình trạng kẹt xe và mất trật tự. Sau khi chúng tôi đi, người dân lại bày ra đường để bán", anh Lê Văn Lỉm, đội viên Đội Dân phòng xã Lý Văn Lâm, cho biết.

Đằng sau những thúng rau, thau cá là nguồn sống của nhiều gia đình. Cái vướng là nếu kiên quyết giải tán các điểm chợ tự phát và xử lý những người buôn bán thì họ làm gì để trang trải cuộc sống? Đây vốn là bài toán khó cho ngành chức năng và chính quyền địa phương giải quyết sao vừa hợp tình, hợp lý mà không phải “bắt cóc bỏ dĩa”.

Thảo Mơ

Tăng cường tuyên truyền, vận động

“Thời gian qua, nhất là trước và sau Tết Nguyên đán, chính quyền Phường 6 thành lập các đội đến giải tán các chợ tự phát trên địa bàn. Thế nhưng, chợ tự phát trước cổng Công ty Quốc Việt vẫn chưa giải quyết được. Khi lực lượng dân phòng chuẩn bị đến là có một số xe ôm được thuê để thông báo cho họ, nên khi lực lượng đến nơi là họ đã chạy mất, không còn ai tụ tập buôn bán nên rất khó xử lý. Hơn nữa, bà con đến đây buôn bán chủ yếu là người dân địa phương, buôn bán nhỏ lẻ, phần đông gặp khó khăn về kinh tế, chỉ muốn kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, nên phường chuyển sang tuyên truyền, vận động người dân chấp hành quy định, tránh tụ tập buôn bán trên quốc lộ. Đối với những trường hợp đã nhiều lần nhắc nhở nhưng vẫn vi phạm thì kiên quyết xử lý”, ông Lê Đình Chương, Phó chủ tịch UBND Phường 6, TP. Cà Mau, cho biết.

 

Giao địa phương quản lý

“Hiện trên địa bàn TP. Cà Mau có 24 điểm chợ được cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, tại các điểm chợ này vẫn có tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường. Mặc dù lực lượng chức năng cùng với chính quyền địa phương thường xuyên nhắc nhở, vận động nhưng người dân vẫn buôn bán dưới lòng đường gây mất an toàn giao thông, vệ sinh đô thị. Để giải quyết vấn đề này, từ ngày 27/1/2017, chúng tôi bàn giao các điểm chợ này cho lãnh đạo UBND các xã, phường để phân quyền cho khóm ấp bố trí lực lượng chốt trực. Ngoài ra, lực lượng chức năng của thành phố cùng phối hợp với địa phương sắp xếp, ổn định lại tình hình an ninh trật tự đô thị, trong đó có trật tự ở những điểm chợ tự phát", ông Phạm Văn Khanh, Phó trưởng phòng Kinh tế TP. Cà Mau, thông tin.