【xem trực tiếp ngoại hạng anh】Tuần thất bại của cổ phiếu blue
作者:La liga 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:21:56 评论数:
Cùng với sự thất bại của VN-Index với khả năng chinh phục đỉnh cao 600 điểm bất thành,ầnthấtbạicủacổphiếxem trực tiếp ngoại hạng anh những cổ phiếu blue-chips cũng có một tuần thất bại về giá mặc dù chỉ mới tuần trước, những cổ phiếu này còn được kỳ vọng sẽ dẫn dắt thị trường lên một tầm cao mới.
Đầu tàu "cạn nhiên liệu"!
Những con số thống kê thị trường đã chỉ ra rằng mức độ sinh lời trong ngắn hạn ở các cổ phiếu blue-chips chững lại đáng kể. Cổ phiếu lớn vốn được xem là “đầu tàu” của sóng tăng mới đây, giờ đã có dấu hiệu đuối sức do cạn “nhiên liệu”.
Đầu tiên là biến động của các chỉ số giá phân nhóm. VN-Index tuần qua giảm 1,15% thì chỉ số của các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất (HNX30) giảm 1,86%. Bất ngờ diễn ra ở nhóm cổ phiếu còn lại: Chỉ số của các mã vốn hóa trung bình MidCap của HSX tăng 0,62%. Nổi bật nhất là chỉ số của các mã vốn hóa nhỏ SmallCap tăng 2,19%.
Tại sàn HNX, HNX-Index mất 1,15% và chỉ số của rổ HNX30 mất khoảng 1,11%. Ngược lại, chỉ số của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ và vừa ở sàn này lại tăng 1,88%.
Cơ cấu biến động của các chỉ số này đã thể hiện vẻ đẹp của thị trường: Dòng tiền thông minh có thể kiếm lời ngay cả khi xu thế điều chỉnh chung đang diễn ra.
Đối với từng cổ phiếu cụ thể, ở mỗi nhóm cổ phiếu vẫn có những đại diện tăng giảm giá khác nhau. Ngay cả ở các cổ phiếu lớn như trong HSX30 hay HNX30 vẫn có một số mã tăng khá tốt, chẳng hạn PVL tăng 18,18% (thuộc rổ HNX30) hay IJC tăng 5,71% (thuộc rổ HSX30). Ngược lại, ngay trong các cổ phiếu vốn hóa nhỏ cũng có một số mã sụt giảm sâu như LGC giảm 17,06% (thuộc nhóm Smallcap của HSX).
Tuy nhiên sức mạnh của một nhóm cổ phiếu cần được nhìn nhận dưới góc độ sức tăng bình quân (dựa trên chỉ số) cũng như số lượng cổ phiếu tăng giá trong nhóm. Yếu tố này thể hiện rõ sự khác biệt giữa các nhóm cổ phiếu.
Chẳng hạn tại rổ HSX30, chỉ có 7/30 cổ phiếu tăng giá tuần này và mã tăng cao nhất cũng chỉ 5,71% (IJC). Số lượng cổ phiếu tăng trong nhóm chỉ đâu đó hơn 23%. Với nhóm 149 cổ phiếu Small Cap của HSX (theo phân loại của Sở), có tới trên 57% là tăng giá, với cổ phiếu tăng tốt nhất là 23,6% (TTF) và 15 cổ phiếu tăng trên 10%.
Cơ cấu này thể hiện ít nhất hai điểm: Thứ nhất, bỏ vốn vào các cổ phiếu vốn hóa nhỏ có rủi ro lỗ thấp hơn, trong khi xác suất thắng lại cao hơn. Dĩ nhiên mức độ thành công trên thực tế còn phụ thuộc vào thời điểm vào và chọn được mức giá nào, cũng như có chọn lựa được cổ phiếu mạnh nhất hay không. Thứ hai, các cổ phiên vốn hóa lớn đang rơi vào trạng thái trì trệ về giá. Khi mức độ lợi nhuận thấp, lại có rủi ro lỗ cao hơn, nhà đầu tư sẽ ít có khuynh hướng chú ý nhiều đến các mã này hơn so với thời điểm thị trường bùng nổ.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
24.2.2014 | 2.420,5 | 140,2 | 136,9 |
25.2.2014 | 3.399,3 | 252,9 | 103,1 |
26.2.2014 | 3.480,5 | 126,6 | 61,1 |
27.2.2014 | 4.404,1 | 185,1 | 109,7 |
28.2.2014 | 2.744,9 | 233,5 | 208,1 |
3.3.2014 | 3.115,9 | 93,7 | 174,3 |
4.3.2014 | 2.542,3 | 125,9 | 282,5 |
5.3.2014 | 2.098,5 | 91,3 | 199,4 |
6.3.2014 | 2.743,8 | 172,1 | 193,4 |
7.3.2014 | 2.867,4 | 132,2 | 145,8 |
Dòng tiền hao hụt và mối lo quỹ ngoại bán ròng
Nếu các cổ phiếu lớn được ví như đầu tầu của thị trường, có thể kéo Index lên các mốc điểm số cao hơn, thì nhiên liệu của các đầu tàu đó chính là dòng tiền. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đuối sức của các blue-chips tuần qua chính là yếu tố tiền.
Trước hết nhìn vào toàn cục thị trường tuần này, quy mô dòng tiền đã suy giảm không thể biện minh được. Tổng giá trị khớp lệnh tuần đạt 13.367,9 tỷ đồng, giảm 19% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch (tính cả khớp lệnh) giảm 18%, đạt 14.201,7 tỷ đồng.
Cần gợi nhớ lại một chút, chỉ cách đây 3 tuần, tổng giá trị khớp lệnh thị trường còn đạt gần 14.100 tỷ đồng và tuần cao điểm giữa tháng 2 vừa qua, con số giao dịch lên tới trên 17.800 tỷ đồng.
Rõ ràng là quy mô giao dịch đã có sự thoái trào nhất định sau khi đạt đỉnh cao vào giữa tháng 2. Và như đã nói trong tuần trước, mức độ tích lũy của dòng tiền trong một vòng quay T+3 đang giảm xuống và tuần này tiếp tục giảm mạnh hơn.
Đó là nguyên nhân khiến cho VN-Index không thể chinh phục lại đỉnh cao 589 điểm hôm 26/2, chứ chưa nói tới việc chinh phục mốc 600 điểm. Khi tiền vào giảm đi, khả năng đẩy giá cao hơn của các cổ phiếu lớn không còn. Giá các blue-chips yếu đi thì điểm số không thể tăng cao. Hệ quả đó đã được xác nhận trong tuần này dù 3 phiên cuối tuần, ngày nào cũng có trên 300 cổ phiếu tăng giá ở hai sàn.
Điểm qua một số cổ phiếu vốn hóa lớn, có tầm quan trọng trong cơ cấu chỉ số trên sàn HSX có thể thấy sự thất bại là khá rõ ràng. GAS tuần này tăng nhẹ 0,6% so với tuần trước, nhưng thanh khoản sụt giảm 48%. VNM giảm giá 1,4%, thanh khoản giảm 58%. MSN giảm 4,9%, thanh khoản giảm 53%. BVH giảm 0,9%, thanh khoản giảm 34%, DPM giảm 3,5%, thanh khoản giảm 29%...
Ngay cả một số cổ phiếu khác tăng khá tốt thì khối lượng giao dịch cũng giảm đi đáng kể: IJC tăng 5,7%, thanh khoản giảm 27%. PVT tăng 4,2%, thanh khoản giảm 18%. HSG tăng 2,7%, thanh khoản giảm 40%...
Liên quan đến cơ cấu dòng tiền, một trong những thay đổi đáng chú ý nhất tuần này chính là động thái bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài. Tính chung cả tuần chỉ riêng các giao dịch khớp lệnh, khối ngoại đã bán ròng 380,3 tỷ đồng.
Chẵn 10 tuần thị trường mới lại chứng kiến một đợt bán ra liên tục và mạnh như vậy. Tuần bán ròng mạnh nhất là tuần giữa tháng 12 năm ngoái, đúng vào thời điểm các quỹ ETF phải giao dịch cơ cấu danh mục. Tuần đó, khoảng 422,3 tỷ đồng đã bị rút khỏi thị trường.
Biến động này gợi nhớ lại ảnh hưởng của các đợt tái cân bằng danh mục định kỳ của các quỹ ETF và lúc này chính là thời điểm đó. Có thể hoạt động bán ra tuần này chưa xuất phát từ các quỹ ETF nhưng điều đó có thể khiến lo ngại tăng thêm, vì khả năng rất cao là các quỹ ETF sẽ phải bán bớt cổ phiếu đi. Một hiệu ứng ngược của việc huy động được quá nhiều vốn thời gian qua và phải mua vào thêm quá nhiều cổ phiếu trên thị trường Việt Nam của quỹ VNM là sẽ làm vượt qua tỷ trọng quy định trong việc cơ cấu cân đối danh mục từng mã. Điều này sẽ khiến quỹ sẽ phải bán bớt cổ phiếu đi.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 7/3 | Giá đóng cửa ngày 28/2 | Mức giảm | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 7/3 | Giá đóng cửa ngày 28/2 | Mức tăng |
LGC | 14,1 | 17 | -17,06 | DTT | 6,8 | 5,5 | 23,64 |
STT | 2,8 | 3,2 | -12,5 | TTF | 11 | 8,9 | 23,6 |
PGC | 14,7 | 16,6 | -11,45 | PXM | 1,8 | 1,5 | 20 |
VNG | 6,3 | 7,1 | -11,27 | ASP | 8,6 | 7,3 | 17,81 |
VIS | 8,9 | 10 | -11 | BSI | 7,7 | 6,6 | 16,67 |
CIG | 3,9 | 4,3 | -9,3 | SMA | 5,7 | 4,9 | 16,33 |
LCG | 6,8 | 7,4 | -8,11 | CCL | 5,9 | 5,1 | 15,69 |
MPC | 25,6 | 27,6 | -7,25 | ASM | 9,5 | 8,3 | 14,46 |
CNT | 4 | 4,3 | -6,98 | MDG | 5,7 | 5 | 14 |
LAF | 13,9 | 14,9 | -6,71 | SGT | 4,1 | 3,6 | 13,89 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 7/3 | Giá đóng cửa ngày 28/2 | Mức giảm | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 7/3 | Giá đóng cửa ngày 28/2 | Mức tăng |
YBC | 5,8 | 9 | -35,56 | KMT | 6,2 | 4 | 55 |
MHL | 8,2 | 11,2 | -26,79 | PXA | 4,3 | 3,1 | 38,71 |
PMS | 13,8 | 18,8 | -26,6 | SDC | 12,6 | 9,2 | 36,96 |
VTL | 13,5 | 17,6 | -23,3 | NAG | 7,2 | 5,3 | 35,85 |
ALT | 11,4 | 14,3 | -20,28 | BHV | 7,6 | 5,8 | 31,03 |
PTM | 5 | 6,1 | -18,03 | SDE | 9,2 | 7,2 | 27,78 |
BBS | 16 | 18,9 | -15,34 | SDD | 5,6 | 4,4 | 27,27 |
PSG | 1,8 | 2,1 | -14,29 | DNC | 10 | 8,3 | 20,48 |
MCF | 16 | 18,5 | -13,51 | V21 | 7,2 | 6 | 20 |
TKC | 5,4 | 6,1 | -11,48 | PJC | 18 | 15 | 20 |
Khánh Nhi