【tỷ lệ bóng đá lịch thi đấu】Tuyên bố chung Hội nghị AFMGM lần thứ 6
1. Chúng tôi,ênbốchungHộinghịAFMGMlầnthứtỷ lệ bóng đá lịch thi đấu Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước thành viên ASEAN đã nhóm họp Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFMGM) lần thứ 6 dưới sự đồng chủ trì của Ngài Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam, và ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, Hội nghị dự kiến ban đầu được tổ chức vào tháng 3 năm 2020 đã được hoãn lại đồng thời chuyển sang tổ chức dưới hình thức trực tuyến.
2. Chúng tôi hoan nghênh chủ đề ưu tiên của Việt Nam cho Năm chủ tịch ASEAN 2020 về một “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”. Chúng tôi cũng hoan nghênh các sáng kiến của nước Chủ tịch trong việc tiếp tục thực hiện các mục tiêu thúc đẩy hội nhập và kết nối nội khối trong khu vực ASEAN, làm sâu sắc hơn sự gắn kết của khu vực với cộng đồng quốc tế vì hòa bình và phát triển bền vững, đồng thời nâng cao khả năng thích ứng và năng lực thể chế của ASEAN. Trên tinh thần đó, chúng tôi kiên định với cam kết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường ổn định và hội nhập tài chính trong khu vực ASEAN, bất chấp những bất ổn do đại dịch COVID-19.
Cập nhật về tình hình kinh tế và các thách thức chính sách
3. Chúng tôi đã trao đổi quan điểm với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), và Cơ quan giám sát kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) về triển vọng của nền kinh tế khu vực và toàn cầu, các rủi ro, cơ hội và thách thức chính sách do tác động của đại dịch COVID-19, trong nỗ lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện của khu vực.
4. Chúng tôi hài lòng trước mức tăng trưởng kinh tế 4,6% trong năm ngoái mặc dù những bất ổn tăng cao trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế tích cực được củng cố bởi nhu cầu và đầu tư trong nước. Các hoạt động hội nhập tài chính khu vực vẫn diễn ra mạnh mẽ đóng vai trò là bộ đệm giúp chống lại tác động của căng thẳng thương mại và địa chính trị kéo dài, trong bối cảnh các nước tiếp tục tăng cường hợp tác khu vực nhằm nhận thức và quản lý rủi ro về biến đổi khí hậu và an ninh mạng. Tuy nhiên, chúng tôi nhận định rằng một cuộc suy thoái dự kiến sẽ diễn ra trong năm nay do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 trong khu vực và phần còn lại của thế giới.
5. Chúng tôi thừa nhận rằng đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế của chúng tôi và sự ổn định tài chính khu vực ASEAN. Các hoạt động kinh tế bị kiểm soát, thu hẹp đáng kể và sẽ là yếu tố dẫn tới tăng trưởng âm của ASEAN trong năm 2020. Những gián đoạn do đại dịch gây ra đã cho thấy tầm quan trọng của việc đảm bảo khả năng chống chịu của nền kinh tế khu vực của chúng ta trước các cú sốc.
6. Chúng tôi đã nỗ lực đáng kể để giảm thiểu tác động của đại dịch và hỗ trợ phục hồi kinh tế bằng cách thực hiện các phương pháp đặc biệt thông qua hỗ trợ tài chính, tiền tệ và tín dụng có mục tiêu cho nền kinh tế và hệ thống tài chính của chúng tôi, cũng như tái khẳng định các cam kết của chúng tôi để đảm bảo dòng chảy liên tục của hàng hóa và dịch vụ. Chúng tôi tin tưởng rằng đoàn kết và hợp tác là chìa khóa giúp ASEAN chiến thắng đại dịch và khôi phục tăng trưởng khu vực.
7. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc giám sát trong ASEAN, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với AMRO để giám sát toàn diện tình hình kinh tế và tài chính trong khu vực, tăng cường năng lực giám sát, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và ủng hộ việc nâng cấp hoạt động của Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM) với vai trò là một mạng lưới an toàn tài chính khu vực hiệu quả và là thành phần chính của Mạng lưới An toàn Tài chính Toàn cầu.
Hội nhập và tự do hóa tài chính
8. Chúng tôi hoan nghênh công tác chuẩn bị cho việc chuyển đổi Danh mục các biện pháp không tương thích (NCMs) trong biểu cam kết thương mại dịch vụ thuộc Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) thông qua chuỗi hội thảo xây dựng năng lực của Ủy ban Công tác về Tự do hóa Dịch vụ Tài chính (WC-FSL).
9. Chúng tôi ghi nhận kết quả đàm phán của Ủy ban Công tác về Tự do hóa Dịch vụ Tài chính về Gói cam kết dịch vụ tài chính thứ 9 thuộc Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS) và khuyến khích các nước thành viên đạt được các cam kết quan trọng và có ý nghĩa hơn về dịch vụ tài chính, vì đây sẽ là gói cam kết cuối cùng trước khi chuyển sang ATISA.
10. Chúng tôi vui mừng trước những bước tiến về tăng cường thương mại và đầu tư nội khối ASEAN với việc thành lập hai Ngân hàng Malaysia đã đạt chuẩn Ngân hàng ASEAN (QAB) tại Indonesia, và sẽ được hưởng lợi từ việc mở rộng tiếp cận thị trường và thúc đẩy đầu tư và thương mại nội khối ASEAN. Chúng tôi cũng hoan nghênh việc xây dựng lộ trình tăng cường tính minh bạch trong quản lý, tiêu chuẩn và sự gắn kết giữa các nước thành viên ASEAN nhằm hỗ trợ hội nhập tài chính.
11. Chúng tôi hoan nghênh những tiến bộ trong việc tự do hóa dịch vụ tài chính, đặc biệt là về các cam kết với các Đối tác Đối thoại của chúng tôi. Trong đó bao gồm việc hoàn tất Phụ lục Dịch vụ Tài chính của Hiệp định Đối tác Toàn diện Kinh tế Khu vực vào tháng 7 năm 2019 và phê duyệt Điều khoản Tham chiếu và Kế hoạch làm việc của Tiểu ban nhằm đánh giá Phụ lục Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Úc – Niu-Di-lân (AANZFTA) về Dịch vụ Tài chính và thảo luận về việc nâng cấp đàm phán Kế hoạch công tác của Ủy ban hỗn hợp thực hiện Hiệp định AANZFTA.
Tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư
12. Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của Ủy ban Công tác về Tự do hóa Tài khoản vốn (WC-CAL) trong việc tăng cường chia sẻ về tự do hóa tài khoản vốn, kế hoạch của các quốc gia thành viên ASEAN và các biện pháp phòng vệ đã được triển khai nhằm đảm bảo ổn định tài chính và/hoặc kinh tế vĩ mô trong quá trình tự do hóa.
13. Chúng tôi hài lòng với kết quả phê duyệt Hướng dẫn về Khung khổ hợp tác thanh toán nội tệ ASEAN để hoàn tất các thỏa thuận thanh toán nội tệ song phương giữa các nước thành viên ASEAN quan tâm, và việc tiếp tục triển khai chia sẻ thông tin về sử dụng đồng nội tệ trong thanh toán thương mại, đầu tư trực tiếp và các hoạt động tương tự khác như thu nhập và chuyển nhượng. Điều này cũng sẽ tạo thuận lợi cho các hoạt động liên quan đến khung khổ thanh toán đồng nội tệ song phương và tăng cường thương mại và đầu tư nội khối ASEAN trong tương lai.
14. Chúng tôi khuyến khích Diễn đàn Thuế ASEAN (AFT) tiếp tục việc hoàn thiện mạng lưới các hiệp định thuế song phương giữa các quốc gia thành viên ASEAN theo Kế hoạch hành động 2016 – 2025 về hợp tác thuế ASEAN và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu về thuế. Chúng tôi cũng ghi nhận sự tiến bộ tích cực của việc trao đổi thông tin và thực hiện trao đổi thông tin tự động, với việc Việt Nam trở thành thành viên Diễn đàn toàn cầu về minh bạch và trao đổi thông tin về mục tiêu thuế. Chúng tôi mong rằng Diễn đàn Thuế ASEAN sẽ tiếp tục thảo luận và xây dựng Kế hoạch hành động về các khuyến nghị của Nghiên cứu về các cấu trúc thuế khấu trừ tại nguồn của ASEAN. Chúng tôi hoan nghênh việc thông qua sáng kiến mới của Diễn đàn Thuế ASEAN về Giấy chứng nhận cư trú ASEAN (CoR) được tiêu chuẩn hóa để giúp các quốc gia thành viên ASEAN tận dụng lợi ích của hiệp ước thuế.
15. Chúng tôi hoan nghênh những tiến bộ trong hợp tác hải quan, đặc biệt là việc toàn bộ 10 nước thành viên trao đổi mẫu đăng ký điện tử form D, theo Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) thông qua Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) kể từ tháng 12 năm 2019, thông qua Kế hoạch Chiến lược Phát triển Hải quan (SPCD) 01-15 cho giai đoạn 2021-2025, và hoàn thành công việc cập nhật của Hướng dẫn xác định trị giá hải quan ASEAN (phiên bản 2019) để làm hướng dẫn chính thức về định giá hải quan cho các quốc gia thành viên ASEAN. Chúng tôi cũng ghi nhận những nỗ lực tăng cường nhằm thực hiện hoạt động của Hệ thống Quá cảnh Hải quan ASEAN (ACTS) 2020.
16. Chúng tôi ghi nhận những nỗ lực trong Diễn đàn hội nhập ASEAN (AIFo) trong việc hoàn thiện Lộ trình cho Khung khổ hội nhập bảo hiểm ASEAN (AIIF) đặc biệt là tự do hóa đáng kể tái bảo hiểm và chuyển nhượng tái bảo hiểm, bao gồm việc tự do hóa hơn nữa tái bảo hiểm và chuyển nhượng tái bảo hiểm đối với rủi ro thảm họa dựa trên sự sẵn sàng của các nước thành viên.
Kết nối Tài chính, Thanh toán và Dịch vụ
17. Chúng tôi hoan nghênh các nỗ lực của Ủy ban Công tác về Hệ thống Thanh toán (WC-PSS) để hoàn thiện hướng dẫn chính sách (IPG) của Khung khổ Chính sách Thanh toán ASEAN đối với Thanh toán Bán lẻ Thời gian thực Qua biên giới và dự thảo hướng dẫn cập nhật Phụ lục về Các trường hợp sử dụng của IPG.
18. Chúng tôi cũng hài lòng ghi nhận sự phát triển về khả năng tương tác qua biên giới bằng Mã Phản hồi nhanh (QR) được tiêu chuẩn hóa cho các khoản thanh toán và chuyển tiền theo thời gian thực, đặc biệt là việc triển khai toàn bộ cho Singapore -Thái Lan và triển khai một phần giữa Lào-Thái Lan và Campuchia-Thái Lan. Chúng tôi mong chờ kết nối hệ thống thanh toán bán lẻ theo thời gian thực Singapore-Thái Lan sẽ được triển khai vào nửa đầu năm 2021.
19. Chúng tôi chia sẻ quan điểm về tầm quan trọng của việc số hóa dịch vụ tài chính và tìm hiểu về lợi ích của tiền điện tử ngân hàng trung ương để thúc đẩy tăng trưởng sau đại dịch. Chúng tôi đề nghị tiếp tục làm việc ở cấp kỹ thuật về vấn đề này.
Tài chính cơ sở hạ tầng
20. Chúng tôi trân trọng nỗ lực của ADB trong việc vận hành Công cụ tài chính xanh ASEAN (ACGF) như một nền tảng đối với Cơ sở hạ tầng Xanh ASEAN trong Quỹ Cơ sở hạ tầng ASEAN (AIF) bằng cách khởi tạo, chuẩn bị và sàng lọc các dự án xanh tiềm năng. ACGF cũng được hỗ trợ bởi các đối tác đồng tài trợ lớn với cam kết tài trợ gần 1,5 tỷ USD.
21. Chúng tôi ghi nhận sự tiến bộ trong hợp tác về tài chính cho cơ sở hạ tầng giữa Diễn đàn Thị trường vốn ASEAN (ACMF) và Ủy ban Công tác về Phát triển Thị trường Vốn (WC-CMD). Sự hợp tác này tập trung vào xây dựng một bộ nguyên tắc hướng dẫn để tiêu chuẩn hóa các điều khoản hợp đồng thiết thực và hiệu quả cho các tài liệu dự án và tài liệu tài trợ dự án để tăng cường tài trợ tư nhân trong khu vực. Chúng tôi ghi nhận những tiến bộ mà ACMF đã đạt được trong việc lượng hóa và hiểu biết tốt hơn về đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua các phân loại và định chuẩn. Chúng tôi cũng khuyến khích họ tiếp tục với Hành lang Chào bán Riêng lẻ Trái phiếu để tạo thuận lợi cho tài chính cho cơ sở hạ tầng.
Tài chính bền vững
22. Chúng tôi hoan nghênh việc ACMF và WC-CMD tiếp tục thúc đẩy tài chính bền vững thông qua thị trường vốn trong khu vực, cụ thể là các nỗ lực của họ trong việc gắn kết hơn nữa với khu vực tư nhân bằng cách tiến hành một số cuộc thảo luận bàn tròn với các bên liên quan trong khu vực tư nhân. Chúng tôi hoan nghênh tiến độ của ACMF với việc hoàn thiện các khuyến nghị có thể hành động trong Lộ trình ACMF cho Thị trường vốn bền vững ASEAN, tập trung vào khu vực tư nhân để thúc đẩy tài chính bền vững cho Thị trường vốn ASEAN.
23. Chúng tôi hài lòng với tiến độ của những nỗ lực của WC-CMD nhằm thúc đẩy tài chính bền vững trong ASEAN và thông qua Báo cáo của WC-CMD về Tài chính Bền vững trong ASEAN, trong đó xác định những lĩnh vực mà WC-CMD có thể hợp tác để thực hiện kế hoạch tài chính bền vững. Các khuyến nghị nêu trong Báo cáo có tính ứng dụng rộng rãi, trong đó một số khuyến nghị dành riêng cho các nước thành viên ASEAN dựa trên sự phù hợp của các khuyến nghị đối với các quốc gia thành viên ASEAN và các mốc thời gian tương ứng của họ, trong khi các khuyến nghị khác áp dụng cho toàn bộ khu vực ASEAN.
24. Chúng tôi hoan nghênh các cuộc thảo luận tại Hội nghị các nhà quản lý bảo hiểm ASEAN (AIRM) và tổng hợp các sáng kiến tài chính bền vững đang được xây dựng và thực hiện trong lĩnh vực bảo hiểm của các nước thành viên ASEAN.
25. Chúng tôi hoan nghênh Báo cáo về vai trò của các ngân hàng trung ương ASEAN trong việc quản lý rủi ro liên quan đến khí hậu và môi trường và Chương trình nghị sự về ngân hàng bền vững ASEAN (Phụ lục) xuất phát từ các khuyến nghị không ràng buộc của báo cáo. Các tài liệu này có ý nghĩa quan trọng đối với các ngân hàng trung ương ASEAN trong việc xây dựng phương thức bảo vệ sự ổn định tài chính, đồng thời hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp. Chúng tôi hoan nghênh Sáng kiến của Ủy ban công tác cấp cao (SLC) về phát triển Nguyên tắc Ngân hàng Bền vững ASEAN để hướng dẫn các ngân hàng trung ương và cơ quan tiền tệ ASEAN thúc đẩy ngân hàng bền vững trong ASEAN phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của mỗi nước thành viên. Ủy ban công tác cấp cao (SLC) sẽ tiếp tục làm việc thêm về nội dung này.
26. Chúng tôi cam kết thúc đẩy hơn nữa một chương trình nghị sự tài chính bền vững kết nối giữa các lĩnh vực ngân hàng, thị trường vốn và bảo hiểm trong các khuôn khổ AFMM và AFMGM, và sẽ phối hợp chặt chẽ hơn giữa các ủy ban công tác ASEAN có liên quan.
Tài chính toàn diện
27. Chúng tôi hoan nghênh tiến độ của Ủy ban Công tác về Tài chính toàn diện (WC-FINC) trong việc hướng tới các mục tiêu để thực hiện tài chính toàn diện khu vực với việc áp dụng các quy định và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho những mục tiêu này. Chúng tôi hài lòng với việc thực hiện tự đánh giá các dịch vụ tài chính kỹ thuật số (DFS) dựa trên Tài liệu hướng dẫn (GN) về DFS. Chúng tôi cũng hài lòng về việc xuất bản một tài liệu hướng dẫn về xây dựng một Khung khổ giám sát và đánh giá (M&E) cho tài chính toàn diện. Chúng tôi mong đợi WC-FINC triển khai một khảo sát về việc sử dụng tài liệu hướng dẫn này trong phát triển Khung khổ M&E cho tài chính toàn diện và Lưu ý chính sách về hiểu biết tài chính kỹ thuật số (DFL), cũng như tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày tiết kiệm ASEAN khai mạc vào ngày 31 tháng 10 năm 2020.
28. Chúng tôi tái khẳng định cam kết đối với việc thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm bảo hiểm và hiểu biết đối với các sản phẩm bảo hiểm để nâng cao mức độ thâm nhập bảo hiểm trong ASEAN. Chúng tôi hoan nghênh những cuộc thảo luận tại Hội nghị các nhà quản lý Bảo hiểm ASEAN (AIRM) về việc nghiên cứu xây dựng thí điểm sản phẩm bảo hiểm vi mô vì đây có thể là một bước quan trọng để cải thiện và tăng cường khả năng tiếp cận và hiểu biết về bảo hiểm, cũng như nâng cao nhận thức cho các nhóm dễ bị tổn thương trong khu vực.
Tài trợ Rủi ro Thiên tai
29. Chúng tôi hài lòng với tiến trình của Tài chính và Bảo hiểm Rủi ro Thiên tai ASEAN (ADRFI) giai đoạn 2 với việc thực hiện thành công các hoạt động xây dựng năng lực trong việc đánh giá rủi ro và tư vấn rủi ro được thực hiện song song với các văn phòng dự án của Ban thư ký ASEAN và Viện nghiên cứu rủi ro thiên tai (ICRM) thuộc Đại học công nghệ Nan-yang. Chúng tôi hoan nghênh việc phát triển Kế hoạch hành động ADRFI giai đoạn 2019-2023 và Lộ trình Xây dựng Năng lực với sự hợp tác sâu rộng hơn với nhiều Tổ chức Quốc tế, bao gồm Công cụ Bảo hiểm rủi ro Thiên tai Đông Nam Á (SEADRIF) trong việc thu hẹp khoảng cách phòng vệ thiên tai trong khu vực và nâng cao hơn nữa năng lực và sự bền bỉ của ASEAN đối với rủi ro thiên tai và khí hậu.
An ninh mạng bền vững
30. Chúng tôi mong đợi việc triển khai toàn bộ Nền tảng An ninh mạng bền vững và Chia sẻ Thông tin (CRISP), và hoan nghênh các Thống đốc Ngân hàng trung ương đã phê duyệt Điều khoản tham chiếu Mạng lưới Số và Công nghệ (DTN). Chúng tôi hoan nghênh việc hầu hết các nước ASEAN đã ký kết biên bản ghi nhớ về chia sẻ thông tin nhằm đấu tranh chống hiểm họa an ninh mạng và xây dựng chương trình hành động hợp tác giữa các Ngân hàng Trung ương ASEAN về giảm thiểu rủi ro. Chúng tôi lưu ý rằng tư cách thành viên của DTN dựa trên sự sẵn sàng của các nước thành viên ASEAN.
Các vấn đề khác
31. Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của Vụ Giám sát hội nhập ASEAN (AIMD) trong đánh giá quá trình thực hiện Mục tiêu AEC 2025 thông qua Khung khổ Giám sát và Đánh giá AEC 2025. Theo đó, chúng tôi ủng hộ việc đánh giá giữa kỳ đối với AEC 2025 (MTR) mà Ban thư ký ASEAN sẽ thực hiện để đánh giá kết quả, tiến độ thực hiện, và đưa ra nhận định khách quan đối với những thách thức khi triển khai thực hiện và khuyến nghị cải thiện trong thời gian tới.
32. Chúng tôi cũng đánh giá cao hỗ trợ của Ban thư ký ASEAN cho Hội nghị Bộ trưởng và Thống đốc Ngân hàng Trung ương lần thứ 6 và các Hội nghị liên quan.
Kết luận
33. Chúng tôi trân trọng cảm ơn Việt Nam đã tổ chức Hội nghị AFMGM lần thứ 6 và các Hội nghị liên quan theo hình thức trực tuyến trong giai đoạn đặc biệt này. Chúng tôi hoan nghênh Brunei trong vai trò Chủ tịch và Chủ nhà của Hội nghị AFMGM lần thứ 7 vào năm 2021./.
PV
(责任编辑:Cúp C1)
- ·'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
- ·Soi kèo góc Holstein Kiel vs Eintracht Frankfurt, 20h30 ngày 29/9
- ·Soi kèo góc Croatia vs Scotland, 23h00 ngày 12/10
- ·Soi kèo góc Napoli vs AC Monza, 01h45 ngày 30/9
- ·Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Neom SC, 19h25 ngày 6/1: Cửa dưới thất thế
- ·Soi kèo góc Ukraine vs Georgia, 01h45 ngày 12/10
- ·Soi kèo góc Lazio vs Nice, 23h45 ngày 3/10
- ·Soi kèo góc Ukraine vs CH Séc, 1h45 ngày 15/10
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·Soi kèo góc Bologna vs Parma, 20h00 ngày 6/10
- ·Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- ·Soi kèo góc Hungary vs Hà Lan, 01h45 ngày 12/10
- ·Soi kèo góc Almere City vs Willem II, 01h00 ngày 5/10
- ·Soi kèo phạt góc Verona vs Venezia, 01h45 ngày 5/10
- ·Các ngân hàng chi hàng tỷ đồng thưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·Soi kèo góc Nottingham vs Fulham, 21h00 ngày 28/9
- ·Soi kèo góc Cerezo Osaka vs Gamba Osaka, 17h00 ngày 2/10
- ·Soi kèo góc Áo vs Na Uy, 1h45 ngày 14/10
- ·Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- ·Soi kèo góc Newcastle vs Man City, 18h30 ngày 28/9