Nỗ lực này nhằm đưa Nhật Bản trở thành quốc gia dẫn đầu về sản xuất máy bay chở khách - một vị trí mà nước này không nắm giữ trong hơn nửa thế kỷ.
Sau sự chậm trễ và loạt thất bại rắc rối của một dự án máy bay vào năm ngoái,ậtBảnđầutưtỷUSDthiếtkếmáybaychởkháchchạybằnghydromớkq koln khi liên doanh do tư nhân lãnh đạo bị ngừng hoạt động, mới đây Nhật Bản tiết lộ tầm nhìn mới để phát triển máy bay chở khách nội địa thế hệ tiếp theo. Chiếc máy bay tiên tiến này nhằm kết hợp “các công nghệ năng lượng môi trường mới” như nhiên liệu hydro.
Trong một tuyên bố chính thức, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nhấn mạnh sự cống hiến của mình trong việc khử cacbon ở lĩnh vực vận tải hàng không. Tuyên bố mới cho biết: “Điều quan trọng với chúng tôi là chế tạo máy bay thế hệ tiếp theo dựa trên các công nghệ mà Nhật Bản có khả năng cạnh tranh cao, đồng thời cũng góp phần vào việc khử cacbon trong ngành vận tải hàng không”.
Như tờ AFP đưa tin, tại cuộc họp với các chuyên gia trong ngành, một quan chức của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản vạch ra mục tiêu hoàn thành là sau năm 2035. Để đạt được điêu fnayf, khoản đầu tư đáng kể trị giá 5 nghìn tỷ yên (33 tỷ USD) sẽ được phân bổ trong thập kỷ tới, nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển máy bay chở khách dùng năng lượng mới như nhiên liệu hydro.
Nỗ lực mới nhất này để đưa Nhật Bản trở thành nước dẫn đầu về sản xuất máy bay chở khách - vị trí mà nước này không nắm giữ trong hơn nửa thế kỷ qua.
Kazuchika Iwata, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, giải thích: “Để ngành công nghiệp máy bay Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng bền vững, chúng tôi không thể hài lòng với vị trí là nhà cung cấp phụ tùng của mình. Đi đầu trong các sáng kiến công nghệ trung hòa carbon như động cơ đẩy hydro, nó sẽ là chìa khóa để đảm bảo vị thế nổi bật của Nhật Bản trong quan hệ đối tác với các nước khác trên toàn cầu”.
Nhiên liệu hydro là triển vọng thay thế đầy hứa hẹn do không phát thải carbon, phù hợp hoàn toàn với cam kết không phát thải carbon vào năm 2050 của Nhật Bản. Tuy nhiên, các nhà phê bình đặt ra câu hỏi về tính khả thi của hydro “xanh”, nếu không có chuỗi cung ứng đáng tin cậy có nguồn gốc từ năng lượng tái tạo. Nhà phân tích Edward Bourlet của CLSA Japan cũng lưu ý về chi phí đáng kể và độ phức tạp của dự án này.
Tuy nhiên, bất chấp những trở ngại tiềm tàng, tầm nhìn về một chiếc máy bay chạy bằng hydro có nhiều hứa hẹn. Nếu thành công, dự án này sẽ đóng góp đáng kể vào sự bền vững môi trường, đưa Nhật Bản trở thành quốc gia dẫn đầu trong một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng.