【cá kèo bóng đá】Quan hệ ngân hàng và khách hàng: Quyền lợi người gửi tiền còn bị xem nhẹ
Tuy nhiên,ệngânhàngvàkháchhàngQuyềnlợingườigửitiềncònbịxemnhẹcá kèo bóng đá khi ngân hàng hoạt động bình thường, quyền lợi của người gửi tiền lại dường như bị xem nhẹ.
Quan hệ người gửi - ngân hàng chưa bình đẳng
Trong hoạt động ngân hàng, hai dịch vụ chủ chốt nhất là cho vay và huy động. Với hoạt động cho vay của ngân hàng cho khách hàng là tổ chức, cá nhân vay tiền với mức lãi suất nhất định. Còn với dịch vụ huy động, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất, hay nói cách khác là khách hàng cho ngân hàng vay tiền.
Tuy nhiên, trong khi hoạt động cho vay của ngân hàng luôn có nhiều thủ tục kèm theo đó là hợp đồng cho vay với rất nhiều điều khoản chặt chẽ, cụ thể, từ các điều kiện về tài sản thế chấp đến giải quyết tranh chấp thì ngược lại, với gửi tiền, lại không có văn bản hợp đồng cụ thể. Thông thường, người gửi tiền đến quầy giao dịch và điền các thông tin theo mẫu ngân hàng cung cấp, sau khi giao tiền, họ nhận được “sổ tiết kiệm” với những thông tin hết sức cơ bản và có thể kèm theo một số điều khoản, chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của ngân hàng.
Như vậy, trong trường hợp này, rõ ràng quan hệ giữa người gửi tiền và ngân hàng là chưa bình đẳng. Ngân hàng thương mại là tổ chức có trình độ hiểu biết pháp luật, hệ thống quản lý chặt chẽ; khi giao dịch họ có các mẫu hợp đồng soạn sẵn để bảo vệ tối đa lợi ích của mình. Nhưng với khách hàng, dù là cá nhân hay tổ chức thì cũng vẫn phải sử dụng hợp đồng, giấy tờ chứng nhận do ngân hàng cung cấp, trong đó đương nhiên quyền lợi của họ ít được chú trọng. Trong quan hệ này, ngân hàng thương mại là bên có thế mạnh nên có nguy cơ và trên thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp có hành vi vi phạm, xâm phạm quyền lợi của người gửi tiền.
Điển hình mới nhất là một loạt vụ việc người gửi tiền khiếu nại tiền gửi của mình tại ngân hàng “không cánh mà bay”. Trong các trường hợp này, vi phạm chủ yếu là do cán bộ ngân hàng lợi dụng niềm tin của khách hàng, giả mạo giấy tờ để chiếm đoạt tài sản. Điều đáng nói là khi phát hiện sai phạm, một số ngân hàng đã chọn cách xử lý đền bù thiệt hại ngay cho khách hàng để đảm bảo uy tín; nhưng một số lại đẩy phần khó cho khách hàng khi từ chối khắc phục ngay mà kéo dài thời gian xử lý bằng cách này cách khác.
Cần quy định cụ thể bảo vệ quyền lợi người gửi tiền
Vậy quyền lợi của người gửi tiền được bảo vệ ra sao? Ở nước ta hiện nay, chưa có văn bản nào chuyên biệt về bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Nội dung này nằm rải rác trong các luật như Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức tín dụng, Bộ Luật Dân sự, Luật Bảo hiểm tiền gửi… và các văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, các nội dung này chưa bao quát hết, chủ yếu hướng dẫn xử lý một số trường hợp như ngân hàng sáp nhập, mua lại hay phá sản và đặc biệt là thiếu hướng dẫn xử lý khi xảy ra tranh chấp.
Như trên đã nói, trong quan hệ gửi tiền ngân hàng là phía mạnh. Họ có trình độ hiểu biết pháp luật, nắm giữ đầy đủ thông tin nên có đủ cơ chế bảo vệ mình. Ngược lại, người gửi tiền là phía yếu, khi tranh chấp họ khó có khả năng chứng minh ngân hàng vi phạm. Hơn nữa, khi xảy ra tranh chấp, hợp đồng là căn cứ đầu tiên và quan trọng nhất để giải quyết thì trong hầu hết các trường hợp, “hợp đồng” hay sổ tiết kiệm không có đủ thông tin để xử lý. Như vậy, người gửi tiền càng ở thế bất lợi. Trong trường hợp này, người gửi tiền cần có sự hỗ trợ để lấy thông tin, có chứng cứ.
Tuy nhiên, hiện nay pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về sự hỗ trợ cho người gửi tiền. Thực tiễn đang đòi hỏi sớm có những quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền, từ việc quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người gửi tiền, của ngân hàng thương mại khi nhận tiền gửi cho đến trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người gửi tiền; cách xử lý khi ngân hàng vi phạm các quy định bảo vệ người gửi tiền; cách xử lý tranh chấp giữa hai bên… Bên cạnh đó cũng cần có quy chế về biện pháp xử lý rủi ro, xử lý trách nhiệm tại các ngân hàng một cách cụ thể, rõ ràng, để tránh trường hợp ngân hàng do e ngại trách nhiệm, đùn đẩy việc xử lý.
Hoạt động ngân hàng cũng được coi là hoạt động dựa vào niềm tin. Người vay tiền ngân hàng cần tài sản thế chấp nhưng khi ngân hàng “vay tiền” người gửi, tài sản thế chấp của ngân hàng chính là niềm tin, uy tín. Việc chú trọng bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, thay vì chỉ chú trọng bảo vệ quyền lợi của ngân hàng, cũng chính là cách nâng cao uy tín, vị thế của ngân hàng, qua đó bảo đảm sự phát triển bền vững của chính ngân hàng. Nói rộng hơn, đây cũng là việc đảm bảo niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng, từ đó đảm bảo an toàn hệ thống, huy động được các nguồn vốn để phát triển nền kinh tế.
Hoàng Yến