【tỷ lệ kèo nhà cái 88】Vì sao nhiều môn... mất hút ở Đại hội Thể thao đồng bằng ?

时间:2025-01-25 18:16:45来源:88Point 作者:Thể thao

Nhiều môn thể thao phong trào của tỉnh được tạo điều kiện góp mặt tại Đại hội Thể thao đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ IX - Hậu Giang 2023,ềumnmấthtởĐạihộiThểthaođồngbằtỷ lệ kèo nhà cái 88 mang tới cơ hội thử lửa và phát triển nguồn lực mới. Tuy nhiên, có một số môn không thể góp mặt, lý do vì sao ?

Các cầu thủ trẻ của bóng đá nam tỉnh bắt đầu chinh phục sân chơi khu vực.

Vấn đề nguồn lực và cách biệt lớn về trình độ

Nhờ quá trình chuẩn bị lâu dài và bài bản, ổn định trong nguồn lực giúp võ cổ truyền Hậu Giang mang về kết quả khá ấn tượng, xếp vị trí thứ 3/10 đoàn tham gia, với 6 huy chương vàng, 6 huy chương bạc và 10 huy chương đồng tại Đại hội Thể thao ĐBSCL lần thứ IX - Hậu Giang 2023. Chị Lê Thị Bảo Thu, phụ trách bộ môn võ cổ truyền tỉnh, chia sẻ: “Với 2/6 huy chương vàng đến từ nội dung đối kháng, chứng tỏ nền tảng thể lực các em đang có bước chuyển, tiến bộ về thành tích so kỳ đại hội trước. Tuy không đào tạo tập trung nhưng các em luôn tranh thủ thời gian tập luyện, được cơ hội giao hữu nhiều nơi, đặc biệt, phong trào võ cổ truyền ở tỉnh khá phát triển là điều kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm nguồn lực phù hợp”.

Nếu võ cổ truyền, quần vợt, bóng bàn tiếp tục được cử lực lượng tranh tài ở Đại hội Thể thao ĐBSCL lần thứ IX dù không nằm trong hệ thống thể thao thành tích cao Hậu Giang, thì các môn billiards, thể hình & fitness hay taekwondo lại mất hút tại đại hội lần này. Ở Đại hội Thể thao ĐBSCL lần thứ VIII, billiards, thể hình & fitness vẫn chưa giành được thành tích, trong khi taekwondo chỉ mang về 2 huy chương đồng. Đây được xem là một trong những nguyên nhân cốt lõi khiến các môn này bị loại khỏi danh sách thi đấu ngay từ đầu.

Ông Nguyễn Phước Hưng, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh, cho rằng: “Lực lượng vận động viên, số môn thi đấu ở mỗi kỳ đại hội sẽ có sự cân đối căn cứ vào nguồn lực, kinh phí và đánh giá khả năng đạt thành tích để quyết định cử đội hình tham gia. Mấy năm gần đây, thể hình & fitness, billiards, taekwondo chưa có được nguồn lực đảm bảo, cách biệt lớn về trình độ với các tỉnh, thành khác trong khu vực nên lần này chúng tôi không tham dự”.

Thông tin từ các địa phương, số phòng tập thể hình ở tỉnh khá ít, lại chủ yếu là nơi để người dân rèn luyện sức khỏe chứ chưa đào tạo vận động viên theo dạng thi đấu chuyên nghiệp, cũng không có giải đấu dành riêng cho môn thể thao này. Đối với billiards, một vài địa phương như thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ tổ chức các giải phong trào nhưng quy mô khá nhỏ, chưa duy trì thường xuyên, bền vững. Đáng tiếc nhất là taekwondo dù nguồn lực võ sinh lớn nhưng chưa có được đội ngũ huấn luyện viên đủ năng lực đảm trách công tác đào tạo chuyên sâu, vì vậy không thể khơi nguồn những hạt mầm tương lai.

Học hỏi chuyên môn, hướng tới chuyên nghiệp

Do không có nguồn lực đào tạo tập trung nên thành phần tham dự những môn phong trào đều là vận động viên nghiệp dư, giàu niềm đam mê ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Các đội được huấn luyện tập trung từ 30-45 ngày trước khi thi đấu và ngành chuyên môn cũng không quá nặng nề chỉ tiêu thành tích. Tất cả đến với đại hội bằng một tinh thần quyết tâm, vừa cọ xát, vừa đúc kết thêm kinh nghiệm. Đáng chú ý, bóng chuyền nam trong nhà và bóng đá nam là 2 môn tập thể lần đầu tiên thể thao Hậu Giang góp mặt, chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn nhưng các đội sẽ nỗ lực, thể hiện những màn trình diễn tốt nhất trước đối thủ.

Từ đầu tháng 7 đến nay, vào các buổi sáng, chiều hàng ngày, đội bóng đá nam Hậu Giang miệt mài rèn quân tại sân vận động huyện Vị Thủy, chú trọng nâng cao kỹ năng chuyên môn, thể lực. Đội hiện đã có mặt tại thành phố Cần Thơ, bắt đầu hành trình chinh phục thành tích từ ngày 16 đến 20-8 với 3 đối thủ mạnh, được đào tạo chuyên nghiệp gồm Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp. Anh Nguyễn Quốc Thái, huấn luyện viên đội bóng đá nam tỉnh, chia sẻ: “Chúng tôi đã thi đấu giao hữu 3 trận với các đội trong và ngoài tỉnh, cơ bản rút ra một số hạn chế về đội hình, chiến thuật. Thể lực và kỹ thuật chính là 2 nỗi lo lớn nhất do các em chưa qua trường lớp đào tạo mà chỉ thi đấu theo bản năng. Các em còn khá trẻ nên ban huấn luyện chú trọng duy trì sự ổn định trong tâm lý, hướng tới kết quả thi đấu khả quan nhất”.

Cùng chung nỗi lo, đội bóng chuyền nam, với lứa tuổi từ 17-22, chiều cao trung bình 1m80, đang tập trung cho giai đoạn nước rút. Thời gian tập từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, buổi sáng từ 8 giờ đến 10 giờ, buổi chiều từ 14 giờ đến 16 giờ tại Nhà thi đấu đa năng, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh thị xã Long Mỹ. Ông Sơn Thanh Trang, huấn luyện viên đội bóng chuyền nam tỉnh, cho biết: “Trong thời gian tập luyện ngắn, chúng tôi chủ yếu chỉnh sửa kỹ thuật, cải thiện thể lực, ổn định tâm lý cho các em. Hy vọng qua đại hội đồng bằng sẽ giúp các em nâng cao trình độ chuyên môn, tăng dần sự chuyên nghiệp để từng bước vực dậy phong trào bóng chuyền nam ở tỉnh”. Đội bóng chuyền nam trong nhà U22 Hậu Giang sẽ đối đầu với Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, từ ngày 22 đến 30-8, hứa hẹn là một cuộc thử sức đầy cam go, quyết liệt.

Thể thao phong trào ở Hậu Giang hiện vẫn còn nhiều khó khăn để phát triển, những trăn trở các môn đang đối mặt xuất phát từ nguồn lực thi đấu, huấn luyện viên đến cơ sở vật chất tập luyện, thiếu các giải đấu va chạm…

Từ lâu, thể thao muốn phát triển bền vững, hướng tới sự toàn diện luôn cần song hành giữa phong trào và thành tích cao nên đòi hỏi ngành chuyên môn cần có cách tính lâu dài, mang tính chiều sâu trong duy trì lẫn đào tạo nguồn lực phù hợp. Tránh dẫn đến sự trầm lắng và mai một nhiều môn thể thao phong trào vốn từng là thế mạnh của địa phương.

Thông thường, ở Đại hội Thể thao ĐBSCL, số lượng môn phong trào được Hậu Giang lựa chọn thi đấu chiếm khoảng 30%, số lượng huy chương mang về tương đương 30% tổng thành tích chung.

 

Bài, ảnh: HỒNG NHUNG

相关内容
推荐内容