【đội hình lille osc gặp marseille】Món ngon quê nhà cận tết làm không kịp bán

时间:2025-01-11 23:57:22 来源:88Point

Càng cận tết,ậntếtlmkhngkịđội hình lille osc gặp marseille gian bếp của nhiều gia đình làm bánh dân gian, món ngon quê nhà cứ nổi lửa từ sáng tinh sương đến khuya, nhiều loại làm ra không kịp bán, là cơ hội có thu nhập “đậm” mấy ngày này.

Những chiếc bánh khóm dung dị được chị Hai khéo léo tạo hình bông hoa.

Làm để bán và vì... đam mê

Hai chị em cô Trần Thị Nguyệt Hồng và Trần Thị Hồng Loan, ở xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, có nhiều năm gắn bó với nghề làm bánh dân gian. Đây là nghề của mẹ truyền lại, ban đầu hai chị em từ nhỏ đã phụ mẹ làm bánh, từ từ rồi yêu thích và làm cho đến tận bây giờ.

Bánh các cô làm đa dạng, đủ loại, từ bánh kẹp cuốn, bánh phục linh, bánh bông lan, đến bánh tét. Cô Hồng cho biết, trong gia đình mỗi khi đám tiệc hay đến tết không bao giờ thiếu các loại bánh này. Mọi người đến ăn khen ngon rồi truyền tai nhau để đặt hàng, cứ vậy tiếng lành đồn xa, buôn bán nhờ đó phát triển. Giá cả các loại bánh dao động trong khoảng 120.000 đồng/kg, bánh tét có giá 90.000 đồng/đòn.

“Cái nghề làm bánh này cực lắm, bây giờ chắc ít ai chịu ngồi suốt ngày ở trong bếp để nướng bánh. Nhưng đây đã là cái nghề truyền thống và cũng là đam mê của mình nên không có bỏ được”, cô Hồng tâm sự.

Những ngày tết này, đơn đặt bánh nhiều nên cả hai cô phải làm từ sáng sớm đến chiều tối để kịp ra bánh giao cho khách. Loại bánh nào do hai cô làm ra cũng có đơn đặt hàng từ trước và rất đắt hàng. Trung bình mỗi loại bánh tới nay đều đã được đặt trước 50-60kg, bánh tét ước tính đã trên dưới 300 đòn. Những loại bánh dân gian đòi hỏi sự khéo tay, cẩn thận của người làm bánh. Có được sự tin dùng và thu hút khách hàng, các loại bánh do cô Hồng và cô Loan làm ra không ngừng cải tiến về hương vị và chất lượng.

“Tôi thấy bây giờ sau khi ăn nhiều loại bánh hiện đại, người ta lại quay về với bánh dân gian. Tôi cũng thay đổi nhiều thứ để bánh hấp dẫn hơn như tăng thêm trứng, nước cốt dừa cho bánh béo, thơm. Bánh tét thì sử dụng thịt ba rọi thay vì mỡ và thêm cả trứng muối. Làm thì cực nhưng mỗi lần khách khen bánh ngon là thấy vui, hết mệt liền”, cô Hồng cho biết thêm.

Ngồi bên bếp lửa ấm nóng, mùi bánh kẹp nướng tỏa lên thơm phức làm lòng cứ nôn nao như thấy tết đã đến ngay trong căn bếp nhỏ.

Chiếc khuôn bánh với “tuổi đời” xấp xỉ 60 năm cho ra đời những mẻ bánh kẹp cuốn thơm lừng, béo ngậy của chị em cô Hồng, cô Loan.

Món ngon dân dã vươn tầm

Gia đình chị Trần Thị Kim Hai, Chủ cơ sở sản xuất Vân Lộc, ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, đang tất bật làm món mứt khóm, bánh khóm từ chính loại trái đặc sản nơi đây. Việc làm bánh, mứt tết của gia đình chị Hai được khởi động từ đầu tháng Chạp. Các công đoạn từ khâu chế biến đến khi thành phẩm đều được thực hiện thủ công.

Chị Hai cho biết: “Tôi mong muốn làm ra các sản phẩm tốt cho sức khỏe nên dù là làm bán thì cũng giống như làm cho chính mình ăn. Các sản phẩm được làm ra không sử dụng chất bảo quản, nguyên liệu cũng được lựa chọn cẩn thận, do đó người ăn cũng yên tâm về an toàn vệ sinh thực phẩm”. Cũng chính sự tâm huyết dành cho từng sản phẩm làm ra, mứt khóm và bánh khóm của cơ sở chị đều được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Theo chị Hai, bánh mứt dân gian cần sự tỉ mỉ ở mỗi khâu và cả sự kiên nhẫn. Để có được một mẻ mứt khóm đạt chuẩn phải sên trên 3 tiếng. Năm nay, dù sức mua không bằng những năm trước nhưng đơn đặt hàng bánh và mứt khóm tại cơ sở chị vẫn gấp mấy lần thường ngày, bánh khóm làm ra không đủ để giao cho khách, phải huy động cả gia đình cùng nhau làm để kịp trả đơn hàng, nhiều lúc không dám nhận thêm.  Mứt khóm làm ra được chị bán sỉ tại cơ sở giá 150.000 đồng/kg và 200.000 đồng/kg với bánh khóm.

Bên cạnh những món bánh mứt ngọt ngào, mâm cỗ cho những ngày Tết Nguyên đán cũng có sự góp mặt của món lạp xưởng. Mấy ngày tết, nhà người dân miền Tây lúc nào cũng có mấy khúc lạp xưởng ngon để cả gia đình thưởng thức và đãi khách tới chơi.

Lạp xưởng thường có mặt trên mâm cỗ ngày tết.

Gia đình bà Hồng Thị Xiếu Lũy, ở phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, những ngày này cũng đầy tất bật, nhộn nhịp chuẩn bị hàng trăm ký lạp xưởng phục vụ nhu cầu khách hàng mùa tết. Năm nay, niềm vui càng nhiều hơn khi sản phẩm lạp xưởng Xiếu Lũy của bà đạt chứng nhận OCOP 3 sao.  “Mọi năm phải đến giữa tháng Chạp gia đình mới bắt đầu làm nhiều, nhưng năm nay đơn hàng có sớm, càng cận tết thì đơn càng nhiều. So với tết năm trước thì tôi thấy số lượng tăng nhiều hơn 20-30%”, bà Lũy chia sẻ.

Mấy năm nay khách biết tiếng nên lượng khách tìm đến đông, gia đình bà Lũy luôn đặc biệt chú trọng đến sản xuất nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, nhưng vẫn phải giữ được hương vị truyền thống. Thịt heo được sử dụng phải là loại tươi mới mỗi ngày, sau khi thành phẩm được hút chân không và có mã QR để khách hàng dễ dàng truy xuất thông tin nguồn gốc sản phẩm. Bà Lũy bán giá 220.000 đồng/kg.

Hiện các loại bánh, món ngon nhà làm, “handmade”, bánh quê rất được ưa chuộng và rất nhiều gia đình tận dụng dịp này để làm bán. Nhìn những món bánh, mứt dung dị đậm chất quê hương được các bà, các chị làm ra là thấy Tết cổ truyền.

Bài, ảnh: THANH NGÂN

推荐内容