【kết quả các trận đấu đêm nay】Tận dụng dư địa lớn của thị trường CPTPP
Tận dụng hiệu quả CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada Mexico: Thị trường đứng đầu trong khối CPTPP nhập khẩu cá tra Việt Nam Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường CPTPP còn rộng mở |
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cảng biển Nghi Sơn (Thanh Hóa). |
Ngành dệt may tận dụng cơ hội từ CPTPP
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước CPTPP thuộc khu vực châu Mỹ đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 56,3% trong giai đoạn 2018-2023. Cụ thể, từ mức 8,7 tỷ USD vào năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt tới 13,6 tỷ USD vào năm 2023, mặc dù thế giới trong giai đoạn này đối mặt với nhiều thách thức như suy thoái kinh tế và đại dịch Covid-19. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này tăng gần gấp đôi, từ 6,3 tỷ USD lên 11,7 tỷ USD trong cùng kỳ. Đồng thời, xuất siêu sang các thị trường này cũng tăng mạnh, từ 3,9 tỷ USD lên 11,01 tỷ USD, góp phần tích cực vào ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Kết quả này không chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng thương mại với các quốc gia CPTPP mà còn góp phần đáng kể vào tổng thương mại giữa Việt Nam và toàn bộ khu vực châu Mỹ, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt 137,7 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 114,5 tỷ USD.
Hiệp định CPTPP mở ra cơ hội cho nhiều ngành hàng, đặc biệt là ngành dệt may - một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam khẳng định, CPTPP là FTA tạo ra cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam tiếp cận các thị trường như Canada, Australia và New Zealand - những thị trường mà trước đây Việt Nam khó có thể thâm nhập sâu.
Hiệp định không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường mà còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp ngành dệt may thích ứng với quy trình mua hàng của các đối tác nhập khẩu trong khối CPTPP. Đặc biệt, các yêu cầu về chứng nhận xuất xứ của CPTPP đã thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến sản xuất, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường toàn cầu.
“Trong năm 2023, ngành dệt may Việt Nam ghi nhận tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 40 tỷ USD, trong đó các thị trường thuộc CPTPP đóng góp 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của dệt may đã đạt 38,4 tỷ USD. Mặc dù Việt Nam xuất khẩu sang 104 thị trường khác nhau trên thế giới, các thị trường trọng điểm vẫn là Mỹ (chiếm 39-40%), EU, Nhật Bản, Trung Quốc và khối CPTPP. Những con số này cho thấy sự thành công trong việc tận dụng CPTPP của ngành dệt may trong thời gian qua”, ông Vũ Đức Giang nhấn mạnh.
Dự kiến trong năm 2024, ngành dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục đạt mức kim ngạch xuất khẩu từ 43-44 tỷ USD. Tuy nhiên, để khai thác tối đa các ưu đãi về thuế quan từ CPTPP, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ, tối ưu hóa quy trình sản xuất và cung ứng, và hướng đến tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị thông qua các mô hình sản xuất dưới thương hiệu gốc (OBM) hoặc sản xuất theo thiết kế gốc (ODM). Đây được xem là những yếu tố then chốt để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Còn dư địa và thách thức để phát triển
Mặc dù có những bước tiến lớn, thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia châu Mỹ trong khối CPTPP vẫn còn đối diện với nhiều thách thức. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ba thị trường Canada, Mexico, Peru trong CPTPP chỉ chiếm khoảng 2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Thêm vào đó, tốc độ tăng trưởng thương mại với nhóm nước này vẫn chưa ổn định, khi tỷ trọng thương mại chỉ chiếm 1,2% vào năm 2019, tăng lên 2% vào năm 2021 nhưng lại giảm xuống 1,7% vào năm 2023.
Đáng chú ý, thị phần của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại các thị trường lớn như Canada đang có dấu hiệu suy giảm. Ví dụ, thị phần thủy sản của Việt Nam tại Canada đã giảm từ 6,4% vào năm 2019 xuống còn 5,6% vào năm 2023. Điều này đặt ra thách thức lớn cho doanh nghiệp Việt trong việc duy trì và mở rộng thị phần tại các quốc gia CPTPP.
Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), cho biết, các thành viên CPTPP đang tiến hành rà soát tổng thể quá trình thực thi hiệp định để tìm kiếm các không gian hợp tác mới. Mặc dù CPTPP đã mang lại nhiều cơ hội, song dư địa phát triển thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên vẫn còn rất lớn. Với việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP và nhiều nền kinh tế khác đang xin gia nhập, các cơ hội hợp tác trong khuôn khổ hiệp định này sẽ ngày càng mở rộng.
Ông Khanh cũng nhấn mạnh, doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt rõ ràng các lợi ích và cách thức tận dụng CPTPP. Khoảng cách địa lý xa xôi giữa Việt Nam và các quốc gia châu Mỹ là một rào cản lớn về chi phí vận chuyển, do đó, cần có cơ chế hợp tác chuyên sâu và kết nối chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp hai bên. Đồng thời, việc xây dựng các kết nối doanh nghiệp trong hệ sinh thái tận dụng FTA, mở rộng các hình thức hợp tác song phương như Việt Nam-Canada, Việt Nam-Mexico, và Việt Nam-Peru là cần thiết để thúc đẩy hợp tác hiệu quả hơn trong tương lai.
CPTPP đã và đang mở ra nhiều cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong việc mở rộng xuất khẩu sang khu vực châu Mỹ. Tuy nhiên, để khai thác triệt để tiềm năng từ hiệp định này, các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt các cơ hội, đầu tư vào công nghệ, tối ưu hóa quy trình sản xuất, và tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác trong khối CPTPP.
下一篇:Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
相关文章:
- First News được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen
- Nhật Bản nằm trong top điểm đến phải khám phá năm 2019
- Nguyên tắc tổ chức lễ hội
- Kết quả bóng đá Trung Quốc 1
- Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
- Bình Thuận: Khởi tố nhiều sai phạm đất đai xảy ra tại huyện Hàm Tân
- Vé trận tuyển Việt Nam vs Philippines cao nhất là 600 nghìn đồng
- Vĩnh biệt Lê Bình
- Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- Sửa Nghị định 68/2016/NĐ
相关推荐:
- Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
- Gỡ vướng cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Doanh nghiệp thứ 8 của Samsung được ưu tiên thủ tục hải quan
- Bayern Munich nổ 'bom tấn' chuyển nhượng đầu tiên thời Kompany
- Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
- Yên Bái: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn đối với Công ty An Trường Hưng
- Chiếu lại màn ăn mừng vô địch đầy cảm xúc của cầu thủ MU
- Hải quan Đồng Nai đa dạng hình thức hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp
- Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- Hấp dẫn cuộc thi đồng đội tại Hành trình về Làng Sen 2024
- Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- Nhận định, soi kèo Al Najma vs Abha, 19h30 ngày 6/1: Cửa trên thắng thế
- Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- Lần đầu tiên toàn quốc thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC'
- Nhận định, soi kèo U21 Swansea City vs U21 Colchester United, 22h00 ngày 6/1: Khó tin Thiên nga đen
- Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
- Samsung thu hồi trên 90% điện thoại Note 7 ở Hàn Quốc, EU và Mỹ
- Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
- Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
- Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy