当前位置:首页 > Cúp C1

【bxh hạng 2 tbn】Siết chặt quản lý ngân sách qua thanh tra, kiểm tra

Siết chặt quản lý ngân sách qua thanh tra, kiểm tra
Nguồn: KBNN. Đồ họa: Văn Chung

Thực hiện 850 cuộc thanh tra, kiểm tra

Ông Đinh Mạnh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh tra Kiểm tra, Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho biết, căn cứ kế hoạch thanh tra chuyên ngành (TTCN) và kế hoạch kiểm tra nội bộ năm 2023 đã được phê duyệt, trong 9 tháng qua, KBNN và các KBNN tỉnh, thành phố đã chủ động triển khai việc khảo sát và thực hiện thanh tra theo kế hoạch. Toàn hệ thống đã tập trung kiểm tra những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, đối tượng đưa vào kế hoạch kiểm tra được theo dõi luân phiên thứ tự đảm bảo không bỏ sót đơn vị, kết hợp hài hòa giữa kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất.

Đồng thời, KBNN tiếp tục triển khai hoạt động giám sát từ xa trên dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), giám sát từ xa số dư quỹ tiền mặt tại các đơn vị KBNN; áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ để phòng ngừa rủi ro, tăng hiệu quả của công tác TTKT. Qua công tác TTKT, toàn hệ thống đã phát hiện và kiến nghị thu hồi cho NSNN những số tiền chi sai, chi vượt.

Đặc biệt, trong TTCN, thực hiện Luật NSNN năm 2015 và chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, chính quyền các cấp, các ngành đã tăng cường việc giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng NSNN, tăng trách nhiệm giải trình và quản lý theo kết quả đầu ra của đơn vị sử dụng dự toán. Bộ Tài chính cũng quy định cho KBNN khung kiểm soát đối với đơn vị sử dụng ngân sách; tăng cường công tác thanh toán trước, kiểm soát sau; chuyển dịch dần từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Cùng với đó, công tác tự kiểm tra đã được phát huy tốt ở hầu hết các KBNN địa phương.

Theo báo cáo từ KBNN, trong 9 tháng qua, toàn hệ thống đã thực hiện 146 cuộc TTCN. Các cuộc TTCN được tập trung vào các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn NSNN; vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA, vốn chương trình mục tiêu quốc gia; các khoản chi thường xuyên.

Nộp ngân sách nhiều tỷ đồng qua thanh tra, kiểm tra

Báo cáo từ KBNN cho biết, trong 9 tháng qua, toàn hệ thống đã thực hiện các kết luận, quyết định xử phạt qua thanh tra, kiểm tra (bao gồm cả số kiến nghị thu hồi của năm 2022, tiếp tục thực hiện xử lý trong năm 2023). Cụ thể, kết quả thực hiện xử lý vi phạm về kinh tế: Số tiền vi phạm đã thu hồi trên 2,2 tỷ đồng; số tiền vi phạm đã xử lý khác trên 2 tỷ đồng. Kết quả thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Số tiền xử phạt đã thu gần 186 tỷ đồng.

Qua TTCN, các đơn vị KBNN đã phát hiện tổng số tiền vi phạm về kinh tế trên 3,6 tỷ đồng; số tiền kiến nghị thu hồi trên 1,5 tỷ đồng (trong đó, thu về NSNN trên 608 triệu đồng); số tiền kiến nghị xử lý khác trên 2,1 tỷ đồng. Đồng thời, các đơn vị KBNN đã ban hành 45 quyết định xử lý vi phạm hành chính với số tiền xử phạt gần 186 triệu đồng.

Về kiểm tra nội bộ, toàn hệ thống KBNN đã thực hiện 704 cuộc. Nội dung phát hiện qua kiểm tra nội bộ chủ yếu về kinh tế với tổng số tiền vi phạm trên 1,4 tỷ đồng; số tiền kiến nghị thu hồi trên 1,4 tỷ đồng (trong đó, thu về NSNN trên 1,2 tỷ đồng).

Hiện đại hóa công tác thanh tra, kiểm tra

Đưa ra phương hướng nhiệm vụ trọng tâm của công tác TTKT, TTCN trong những tháng cuối năm, ông Đinh Mạnh Tuấn cho biết, đối với công tác TTCN, KBNN tiếp tục tập trung vào các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn NSNN, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA, vốn chương trình mục tiêu quốc gia và các khoản chi thường xuyên.

Đối với công tác kiểm tra nội bộ, ông Tuấn cho biết, toàn hệ thống sẽ tập trung vào kiểm tra công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN (chi thường xuyên, chi đầu tư, chi chương trình mục tiêu, chuyển nguồn…). Kiểm tra việc giải ngân vốn nước ngoài đã thực hiện từ năm 2019 trở về trước nhưng chưa hạch toán vào NSNN tại các bộ, địa phương.

Đồng thời, toàn hệ thống sẽ kiểm tra trách nhiệm thủ trưởng đơn vị trong việc tổ chức triển khai việc chấp hành các quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; việc triển khai các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng. Kiểm tra, rà soát việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ kiểm soát chi qua hệ thống DVCTT (thời gian tiếp nhận hồ sơ, thời gian xử lý hồ sơ, việc từ chối tiếp nhận hồ sơ chứng từ, thông báo từ chối) và việc sử dụng chứng thư số (etoken) đối với công chức có trách nhiệm trên các ứng dụng công nghệ thông tin.

KBNN cũng tăng cường công tác tham mưu, chỉ đạo, tổ chức công tác TTKT của hệ thống, chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác TTCN, kiểm tra nội bộ, đảm bảo hoàn thành kế hoạch TTKT đã được phê duyệt.

Đặc biệt, theo ông Đinh Mạnh Tuấn, hiện nay, DVCTT của KBNN đã được vận hành trên diện rộng, 100% đơn vị sử dụng ngân sách đã thực hiện giao dịch trên hệ thống này (trừ khối an ninh, quốc phòng, quân đội và tổ chức nghề nghiệp). Do đó, KBNN sẽ từng bước hiện đại hóa công tác TTKT gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trên cơ sở khai thác nguồn dữ liệu sẵn có trên các chương trình ứng dụng, kho dữ liệu của KBNN; chuyển đổi dần phương thức kiểm tra truyền thống sang phương thức kiểm tra, giám sát từ xa trên môi trường điện tử, môi trường số; triển khai giám sát hoạt động nghiệp vụ KBNN các cấp phục vụ công tác đánh giá, kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động KBNN.

Bên cạnh đó, KBNN tiếp tục tăng cường phối hợp giữa các đơn vị của hệ thống KBNN trong quá trình hoạt động, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch TTCN. Nâng cao chất lượng công tác TTCN, đảm bảo đủ chứng lý của kết luận thanh tra trong việc thực hiện các kiến nghị qua TTCN. Chú trọng công tác khảo sát, nắm tình hình trước khi triển khai TTCN, sự phối hợp giữa thanh tra và các bộ phận nghiệp vụ nhằm phát huy được hiệu quả cao trong hoạt động TTCN.

Kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn công tác thanh tra

Đánh giá về ưu điểm của công tác thanh tra, kiểm tra (TTKT) của KBNN thời gian qua, báo cáo từ KBNN cho biết, lãnh đạo KBNN luôn xác định công tác TTKT, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng là giai đoạn cuối cùng trong quy trình quản lý, có vai trò kiểm định, đánh giá kết quả và chất lượng việc chấp hành các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Theo đó, KBNN đã chủ động và kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng trong toàn hệ thống. Đồng thời, KBNN cũng đưa ra những giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện khi các đơn vị trực thuộc có phản ánh, kiến nghị.

Việc rà soát, chỉnh sửa, ban hành mới văn bản phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực TTKT cũng được KBNN hết sức quan tâm. Theo đó, công chức làm công tác TTKT luôn được cập nhật kiến thức, tổ chức thực hiện tốt hơn. Các cuộc thanh tra, tiếp công dân theo đó cũng được nâng cao chất lượng hơn.

Đặc biệt, nhằm thực hiện tốt công tác TTKT, nhất là công tác thanh tra chuyên ngành, KBNN đã chỉ đạo KBNN tỉnh, thành phố điều động công chức tăng cường cho phòng Thanh tra - Kiểm tra để thực hiện thanh tra chuyên ngành, đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng. KBNN thường xuyên rà soát lại đội ngũ làm công tác TTKT trong toàn hệ thống để phối hợp với Trường Cán bộ Thanh tra Chính phủ, Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho công chức TTKT trong hệ thống KBNN để từng bước chuẩn hóa đội ngũ.

分享到: