Tại buổi tuyên truyền ở Trường THCS Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy,êntruyềnLuậtCăncướcchohọcsinhtrênđịabànHàNộkèo nhà cái. de Hà Nội), Trung tá Nguyễn Thị Hải Hà, Đội Cảnh sát QLHC về TTXH, Công an quận Cầu Giấy đã giới thiệu phổ biến những điểm mới của Luật Căn cước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7 tới đây. Trong đó, có 10 điểm mới so với Luật Căn cước công dân (CCCD) năm 2014.
Cụ thể, thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 1/7 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Chứng minh nhân dân (CMND) còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Trường hợp thẻ CCCD, CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.
Trung tá Nguyễn Thị Hải Hà cho biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Căn cước thì người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ Căn cước. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước cho người dưới 14 tuổi được thực hiện như sau: Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước cho người dưới 6 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia.
Trường hợp người dưới 6 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước. Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 6 tuổi.
Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; người đại diện hợp pháp của người từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước thay cho người đó.