当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【trận cadiz】Tác dụng phụ của trà thảo mộc và các loại thuốc dùng sai cách

Mới đây Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc công bố một số phân tích,ácdụngphụcủatràthảomộcvàcácloạithuốcdùngsaicátrận cadiz nghiên cứu về sử dụng thuốc và chỉ ra một số sai lầm trong sử dụng thuốc có thể tác động nghiêm trọng, gây nhiều hậu quả đáng tiếc, thậm chí tử vong. Trong đó có chuyện uống trà thảo mộc gây hại cho sức khỏe, cùng với tác hại khi tự ý tăng tốc độ truyền dịch và ảnh hưởng của thuốc ho với phụ nữ.

Trà thảo mộc có thể gây nguy hiểm khi thường xuyên sử dụng 

Nhiều người thích uống trà thảo dược,vì cho rằng nó có tác dụng cường iện thân thể, phòng ngừa bệnh tật. Ít ai biểu, một số loại trà thảo dược không nên uống lâu dài, bởi uống trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ.

Uống nhiều trà thảo dược cũng có tác dụng phụ gây độc hại như dùng thuốc sai liều

Uống nhiều trà thảo mộc cũng có tác dụng phụ gây độc hại như dùng thuốc sai liều. Ảnh minh họa

Thông thường, khi bị cảm lạnh, ho, sốt người bệnh có thể uống một loại trà thảo dược đông y, bàng đại hải. Dùng trà quyết minh tử khi người nóng hâm hấp, mắt đỏ, đau và dùng mượn tính giải nhiệt của cam thảo thể để trị hiện tượng khó thở, thở đứt quãng, khó chịu trong người. Tuy nhiên, hàm lượng thuốc và thời gian dùng tùy thuộc vào loại bệnh. Bàng đại hải sẽ gây hiện tượng phân loãng, lão,  đau ngực... Quyết minh tử có thể giảm lượng đường trong máu, nhưng có tính lạnh, sử dụng nhiều sẽ gây tổn thương khí huyết, tổn thương dạ dày và các chức năng ruột... Cam thảo là chất thải độc, làm mát cơ thể, nhưng cũng có tác dụng phụ, sử dụng lâu dài với số lượng lớn gây tăng huyết áp, phù nền, giảm lượng khoáng chất trong cơ thể. Vậy nên, sử dụng các loại trà thảo dược từ ba loại thảo dược thường xuyên này tưởng lợi nhưng lại hại.

Ngoài ra các loại trà khô cũng không phải an toàn tuyệt đối. Chẳng hạn loại trà hoa cúc có thể gây hiện tượng rối loạn tiêu hóa, dạ dày, đường ruột bị tổn thương... Những người cao tuổi tốt nhất không nên dùng trà hoa khô, thảo mộc nhiều với hàm lượng cao, vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ độc hại đối với cơ thể.

Thuốc ngậm ho chứa độc tố ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai

Thuốc ngậm ho có tác dụng phụ đặc biệt nghiêm trọng với phụ nữ có thai

Thuốc ngậm ho có tác dụng phụ đặc biệt nghiêm trọng với phụ nữ có thai. Ảnh minh họa

Thuốc ngậm ho là một loại thuốc có tác dụng phụ nhất định. Bạc hà có tính the mát giúp làm co niêm mạc, giảm viêm, phù nề nhưng nếu sử dụng lâu dài sẽ gây khô niêm mét, dễ bị bong, lở loét vùng niêm mạc da. Hầu hết các viên ngậm ho có chứa borneol, giúp giải độc, chống vi khuẩn giảm đau, chống viêm, nhưng chất này lại dễ gây sảy thai. Hơn nữa, trong thuốc viên có chứa i-ốt, dù có tính kháng khuẩn cao nhưng dễ gây kích thích niêm mạc, sử dụng lâu có thể gây loét, khiến các vết viêm nặng hơn.

Tự tăng tốc độ tiêm truyền dịch có thể gây tử vong

Không ít bệnh nhân trong quá trình truyền dịch tự điều chỉnh để dịch lỏng chảy xuống nhanh hơn, mà không hay biết, động tác nhỏ đó có thể khiến họ hôn mê, thậm chí mất mạng. Năm 2011 tại Trung Quốc từng xảy ra một sự cố y tế, bệnh nhận tử vong trong quá trình truyền dịch, do tốc độ lincomycin truyền vào cơ thể quá nhanh.

Tác dụng phụ khi truyền dịch quá nhanh dẫn đến tử vọng

Tác dụng phụ của thuốc khi truyền dịch quá nhanh dẫn đến tử vong. Ảnh minh họa

Khi truyền dịch, tốc độ truyền nhất định phải theo đúng quy định, tốc độ cho người lớn là từ 40-60 giọt một phút, trẻ em là 20 đến 40 giọt/ phút, lượng dịch truyền cho người cao tuổi không vượt quá 40 giọt. Đối với bệnh nhân bị tim, phổi, tỷ lệ truyền sẽ được điều chỉnh từ 30 đến 40 giọt. Nếu dịch bị truyền quá nhanh sẽ khiến tim hoạt động quá sức, gây suy tim, phù phổi. Vì vậy, khi truyền quá nhiều các chất dịch lỏng vào cơ thể, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều hiện tượng nguy hiểm như mệt mỏi, khó thở, tê cứng chân tay, rối loạn nhịp tim thậm chí suy tim và tử vong.


Phương Khanh

Tác dụng phụ nguy hiểm của sản phẩm trị mụn

分享到: