【nhận định myanmar】Phát huy truyền thống vẻ vang

时间:2025-01-09 13:26:46 来源:88Point

Trong không khí thi đua lập thành tích chào mừng Quốc khánh 2-9,ềnthốngvẻnhận định myanmar phát huy truyền thống quê hương cách mạng, nơi chứng kiến sự ra đời của Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đầu tiên ở miền Đông Nam Bộ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú luôn phát huy tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Về Phú Riềng Đỏ anh hùng

Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, ở những đồn điền cao su tại Phú Riềng xưa (nay là huyện Đồng Phú) có các cuộc đấu tranh tự phát trong công nhân cao su đã làm rúng động cả nước và thế giới.

"Chiếc nôi" Phú Riềng Đỏ anh hùng đã ươm mầm, giáo dục nên nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên tận tụy vì nước, vì dân - Ảnh: D.H

Theo Lịch sử truyền thống Đảng bộ xã anh hùng Thuận Lợi, xuất bản năm 2004, có đoạn viết: “Uất ức đến cùng cực, lại cảm thấy không còn con đường sống nào khác, một số công nhân cao su đã chọn hình thức phản kháng quyết liệt là vùng dậy chém bọn chủ Tây độc ác. Tiêu biểu là cuộc nổi dậy của 120 anh em công nhân Làng 2 chém chết thằng Monteil do anh em Nguyễn Đình Tư cầm đầu xảy ra vào tháng 10-1927. Cuộc manh động này là do anh em công nhân chưa thấy được bộ mặt kẻ thù là toàn thể bè lũ thống trị trong đồn điền, là chủ nghĩa thực dân đế quốc phong kiến đang xiềng xích cả dân tộc nên đã liều lĩnh chém tên Monteil và phải chịu đàn áp dã man hơn. Tuy nhiên, cuộc nổi dậy đã tạo nên tiếng vang lớn, báo chí tiếng Việt và tiếng Pháp xuất bản tại Sài Gòn đều đăng sự kiện này. Điều đó giúp cho Đảng tìm đến Phú Riềng, tổ chức và dìu dắt công nhân trên con đường đấu tranh”.

Đầu năm 1928, hội viên Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Nguyễn Xuân Cừ đã tới đồn điền cao su Phú Riềng để thực hiện chủ trương “vô sản hóa”. Là một trí thức, biết tiếng Pháp, đồng chí Nguyễn Xuân Cừ đã khéo léo tuyên truyền, giáo dục cách mạng trong công nhân. Bằng cách liên hệ thực tế những cuộc đấu tranh tự phát thất bại trước đó của công nhân Phú Riềng, đồng chí Nguyễn Xuân Cừ đã phân tích, truyền đạt kinh nghiệm và phương pháp đấu tranh cụ thể. Và để có một tổ chức lãnh đạo đúng đắn trong phong trào đấu tranh của công nhân đồn điền cao su, đêm 28, rạng sáng 29-10-1929, Chi bộ Phú Riềng Đỏ ra đời gồm 5 đồng chí, trở thành Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đầu tiên ở miền Đông Nam Bộ. Từ khi Chi bộ Đảng ở Phú Riềng ra đời, các cuộc đấu tranh ở đây đã hoàn toàn mang tính tự giác với phạm vi và hình thức đấu tranh ở nhiều mức độ khác nhau, kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị.

Với Phú Riềng Đỏ anh hùng, đội ngũ công nhân cao su đã ghi vào trang sử vẻ vang của Đảng và dân tộc ta một hình ảnh chói ngời về tinh thần anh dũng đấu tranh chống thực dân Pháp. Điển hình, tháng 2-1930, lần đầu tiên, một chi bộ đã lãnh đạo 5.000 công nhân đấu tranh kinh tế, kết hợp với đấu tranh chính trị và đã biết chuyển hướng chiến lược từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác. Đây là cuộc bãi công lớn nhất trong cả nước lúc này. Cuộc đấu tranh của công nhân Phú Riềng đã góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam lên một bước phát triển mới.

Trong giai đoạn chuẩn bị lực lượng tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, phát xít Nhật thay thế thực dân Pháp tiến hành cướp bóc kinh tế, chia rẽ chính trị và tấn công quân sự. Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong các ngày 24, 25-8, ta đã giành được chính quyền ở Bến Cát, Bà Rá và các đồn điền cao su, trong đó có đồn điền Thuận Lợi thuộc huyện Đồng Phú ngày nay. Từ đó, nhân dân, công nhân cao su bước vào cuộc sống độc lập, tự do.

“Chiếc nôi” Phú Riềng Đỏ đã ươm mầm, giáo dục và rèn luyện nên biết bao tấm gương hy sinh kiên cường, đấu tranh bất khuất của các thế hệ trên mảnh đất Bình Phước anh hùng, làm rạng rỡ truyền thống vẻ vang của dân tộc.

Chung sức xây dựng quê hương 

Hơn 10 năm trước, ông Thái Văn Dương từ tỉnh Bình Dương về ấp Bàu Cây Me, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú xây dựng kinh tế mới. Lựa chọn trồng cây quýt đường, ông Dương đã học hỏi và làm theo hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp và Hội Nông dân xã. Sau nhiều năm gắn bó với loại cây trồng này, gia đình ông đã thu “quả ngọt”, trở thành hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Cán bộ, lãnh đạo xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú ôn lại truyền thống cách mạng dưới chân Tượng đài Chi bộ Phú Riềng Đỏ

Ông Dương cho biết: Hơn 10 năm gắn bó với cây quýt đường, từ chỗ 2 ha đến nay gia đình đã mở rộng gần 5 ha, đem lại thu nhập khá, có năm hơn 1 tỷ đồng sau khi trừ chi phí. Hiện giá quýt giảm, mỗi năm thu từ 200-300 triệu đồng, song gia đình vẫn quyết bám trụ với loại cây này. Theo tôi, mỗi gia đình tự nỗ lực, cố gắng phát triển kinh tế sẽ góp phần hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí của xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu; đồng lòng, chung sức xây dựng quê hương đó chính là biểu hiện của tinh thần yêu nước.

Thi đua yêu nước, ông Thái Văn Dương (bìa trái) tích lao động, sản xuất, áp dụng khoa học - kỹ thuật để mang lại giá trị kinh tế cao

Với quyết tâm mong muốn quê hương đổi thay từng ngày, từ các cán bộ cơ sở đến mỗi người dân ở khu dân cư kiểu mẫu ấp Thuận Hải, xã Thuận Phú luôn đoàn kết, đồng lòng thực hiện các công trình, phần việc cụ thể, mang lại ý nghĩa lớn. Ông Nguyễn Đức Toàn, Bí thư Chi bộ ấp Thuận Hải cho biết: Từ khi xây dựng NTM đến lúc hoàn thành khu dân cư kiểu mẫu, người dân ấp Thuận Hải đã tích cực đóng góp công sức, tiền của rất lớn, thực hiện nhiều tuyến đường bê tông xi măng theo cơ chế đặc thù. Cụ thể, trong giai đoạn 2020-2022, người dân ấp Thuận Hải đã chung tay xây dựng các tuyến đường bê tông xi măng dài hơn 1,5km với tổng kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 340 triệu đồng; lắp đặt 5 tuyến đèn đường chiếu sáng; thực hiện nhiều tuyến đường hoa xanh, sạch, đẹp… Hiện nay, cán bộ, nhân dân tiếp tục thi đua duy trì và nâng cao các tiêu chí khu dân cư kiểu mẫu NTM nâng cao.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thuận Phú luôn ghi nhớ và vận dụng sáng tạo bài học về sức mạnh đoàn kết trong xây dựng và phát triển quê hương. Trong xây dựng NTM, chúng tôi luôn phát huy vai trò làm chủ của người dân, đó là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng. Với tinh thần lấy dân làm gốc, từ năm 2016, xã Thuận Phú đã về đích NTM và năm 2022 đạt chuẩn NTM nâng cao. Hiện nay, chúng tôi đang tích cực thi đua thực hiện các tiêu chí để phấn đấu đạt xã NTM kiểu mẫu.

Bí thư Đảng ủy xã Thuận Phú NGUYỄN ĐÌNH NHAN


Mỗi cá nhân đóng góp, tập thể xây dựng đã góp phần làm thay đổi diện mạo NTM Thuận Phú, đời sống người dân ngày một nâng cao. Thuận Phú đang từng ngày đổi mới và tiếp tục nỗ lực, phấn đấu trở thành xã NTM kiểu mẫu trong thời gian tới.

推荐内容