Trong một cuộc phỏng vấn với New York Times,ùthủyJonyIveđangthiếtkếmẫusmartphonecóthểthayđổicuộcchơkèo fiorentina Ive đã xác nhận rằng, ông đang làm việc với OpenAI để thiết kế ra một thiết bị mới. Jony Ive, người đã làm việc tại Apple trong nhiều thập kỷ cùng với Steve Jobs, được biết đến với nhiều thiết bị mang tính biểu tượng của Táo khuyết. Từ những chiếc iMac, iBook, iPod, iPhone cuối những năm 90 và đầu những năm 2000, cho đến những chiếc máy tính xách tay Macbook tối giản ngày nay, di sản của Ive vẫn tiếp tục định hình thiết kế của Apple. Dù còn 1 số tranh cãi, nhưng sự nghiệp của Ive chắc chắn đã để lại dấu ấn cho Apple. Và giờ đây, Ive muốn thiết kế một thứ hoàn toàn mới với AI. Cả Ive và CEO OpenAI Sam Altman đều cho rằng, AI có tiềm năng tạo ra một thiết bị điện toán mới lạ. Theo PhoneArena, dựa trên thông tin đã chia sẻ, Ive và Altman có thể đang hướng tới một thiết bị "siêu AI" với mục tiêu cách mạng hóa hoàn toàn phần mềm, AI có thể hiểu được những gì trên màn hình và có khả năng truy cập vào bất kỳ phần nào của hệ điều hành, giải phóng người dùng khỏi việc phải điều khiển thủ công. Thiết bị mới này thậm chí có thể sử dụng camera, cảm biến và micrô để luôn hiểu ngữ cảnh. Chẳng hạn như khi đang cân nhắc gọi cho ai đó, người dùng chỉ việc nhấc máy và nó sẽ ngay lập tức thực hiện cuộc gọi cho người đó. Hoặc thiết bị có thể theo dõi khi người dùng chuẩn bị ra ngoài, nó sẽ tự động gọi taxi.... Và những khả năng này của nó là vô tận. Tuy nhiên, Ive và Altman không phải những người duy nhất quan tâm đến việc mở ra kỷ nguyên mới của điện toán AI. Chẳng hạn, Meta đã dành nhiều năm và hàng tỷ USD để nghiên cứu kính thông minh AR tích hợp AI. Mark Zuckerberg tin rằng, XR (thực tế mở rộng) sẽ là tương lai của thiết bị điện toán. Ive và Altman cũng không phải là những người đầu tiên đang nghiên cứu tạo ra một công cụ AI mới. Những thiết bị AI như Humane AI Pin hay Rabbit r1 là những sản phẩm đã được ra mắt, nhưng cả hai đều không để lại nhiều ấn tượng, thậm chí r1 còn nhận về nhiều đánh giá tiêu cực. Thiết bị của Ive được kỳ vọng sẽ tạo ra làn gió mới cho ngành công nghiệp di động, như iPhone đã làm được khi ra mắt lần đầu năm 2007. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều ủng hộ thiết bị AI. Nhiều người kiên quyết từ chối AI tác động đến cuộc sống của họ do lo ngại về quyền riêng tư, hay coi AI chỉ là một mốt nhất thời và sẽ sớm lụi tàn... AI có lẽ là lý do duy nhất để người dùng mua iPhone 16 và vì thế, Apple đã cố gắng hết sức để có thể tạo ra doanh số cao nhất. Ive và Altman cũng sẽ phải cho người dùng thấy thiết bị của họ có thể làm gì và tại sao người dùng cần nó. Ive từng biến iPad trở thành sản phẩm được yêu thích, mặc dù nó được gọi là iPhone quá khổ khi lần đầu tiên ra mắt. Vì vậy, có lẽ nhà thiết kế huyền thoại của Apple đã nắm chắc trong tay thứ cần làm và người dùng có thể trông đợi một sản phẩm mang tính cách mạng trong vài năm tới. Jony Ive sinh năm 1967 ở Chingford, một ngôi làng ở phía Đông Bắc London (Anh). Dù bắt đầu làm việc tại Apple vào năm 1992, nhưng ngọn lửa sáng tạo của Ive chỉ thực sự bùng cháy khi gặp Steve Jobs vào năm 1997. Ông được xem là nhà thiết kế thiên tài với hàng loạt sản phẩm mang tính biểu tượng của Apple như iPhone, iPad, MacBook. Jony Ive rời Apple vào năm 2019 và sau đó thành lập công ty tư vấn thiết kế có tên LoveFrom. |