【thứ hạng của villarreal b】Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại khi CPTPP bước sang giai đoạn thực thi mới
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực trong năm 2018 sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2017. Việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn. Mặt khác,ângcaonănglựcphòngvệthươngmạikhiCPTPPbướcsanggiaiđoạnthựcthimớthứ hạng của villarreal b theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố vào tháng 3 năm 2018, dự báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ USD Mỹ lên 80 tỷ USD, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu.
Việc thực thi hiệp định CPTPP trong hơn 5 năm qua đã giúp mở rộng thị trường, thu hút đầu tư và mang lại lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, nhưng cũng khiến cho doanh nghiệp của Việt Nam có nguy cơ bị điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Thực tế cho thấy, xu hướng sử dụng công cụ phòng vệ thương mại đang gia tăng tại các nước thành viên CPTPP. Các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại không chỉ nhiều hơn về số lượng mà còn phức tạp hơn về quy mô và đa dạng hơn về mặt hàng. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định CPTPP dần bước sang giai đoạn thực thi mới.
Theo ông Bùi Tuấn Hoàn - Trưởng Phòng châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương chia sẻ, có 4 quốc gia châu Mỹ tham gia CPTPP là: Canada, Mexico, Peru và Chile. Trong đó, ngoài Chile đã có FTA song phương với Việt Nam; Canada, Mexico và Peru là 3 thị trường lần đầu tiên có quan hệ FTA với Việt Nam, do đó những ưu đãi thuế quan trong CPTPP có tác động rất tích cực tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này.
“Có thể nói, kể từ khi Hiệp định CPTPP đi vào hiệu lực đối với Việt Nam từ tháng 1/2019, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP khu vực châu Mỹ đã tăng trưởng mạnh mẽ”, ông Bùi Tuấn Hoàn thông tin.
Điều này thể hiện ở chỗ năm 2021, xuất khẩu sang 4 nước CPTPP khu vực châu Mỹ đạt hơn 12 tỷ USD, đặc biệt Việt Nam xuất siêu tới 10,4 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang Canada đạt 5,3 tỷ USD và tăng 75% so với thời điểm trước khi Hiệp định có hiệu lực. Hay như đối với Mexico, xuất khẩu sang thị trường này đạt 4,6 tỷ USD, và tăng trên 105% so với thời điểm trước khi Hiệp định có hiệu lực. Xuất khẩu sang Peru cũng tương tự, tuy mới phê chuẩn Hiệp định vào năm 2021 cũng đạt 560 triệu USD, tăng trưởng 85%. Chile, tuy chưa phê chuẩn Hiệp định, cũng đạt 1,7 tỷ USD, tăng 63%.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường CPTPP khu vực châu Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt 8,76 tỷ USD, giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2022. Kim ngạch giảm chủ yếu ở các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ nội thất…
Nhập khẩu từ các thị trường CPTPP khu vực Châu Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2023 cũng có mức giảm tương tự 15%, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng máy móc, phân bón, sắt, thép, nguyên phụ liệu.
Ông Phùng Gia Đức, Phó Trưởng phòng Xử lý Phòng vệ thương mại nước ngoài - Cục Phòng vệ thương mại cho biết, đối với những nước có FTA nói chung và CPTPP nói riêng, số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại tăng một cách nhanh chóng. Lý do là khi doanh nghiệp có được lợi thế, có động lực tăng trưởng từ CPTPP nói riêng và FTA nói chung thì sẽ nâng cao giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang rất nhiều thị trường mới.
Do hàng hóa của chúng ta được ưa chuộng và có tính cạnh tranh cao nên tạo nên sức ép đối với ngành sản xuất nội địa của những nước nhập khẩu. Từ đó, ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu mong muốn rằng Chính phủ của nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại, phổ biến nhất là các biện pháp về phòng vệ thương mại, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
“Ngoài những nước lần đầu tiên của FTA với Việt Nam như Canada hay Chile và Peru thì đã có rất nhiều thành viên CPTPP điều tra biện pháp phòng vệ thương mại đối với Việt Nam, có thể kể đến như Australia hay Malaysia” - ông Phùng Gia Đức chia sẻ.
Đó là Australia đã điều tra tới 18 vụ việc phòng vệ thương mại đối với Việt Nam, tương đương với Canada, Malaysia cũng đã trên 10 vụ việc; Mexico có 03 vụ việc mới và đều phát sinh sau khi kí CPTPP. Như vậy, xu hướng này là tất yếu và không thể tránh khỏi. Khi xuất khẩu, doanh nghiệp đã tham gia cuộc chơi toàn cầu và phải chấp nhận rằng sẽ phải đối mặt với những rào cản phòng vệ thương mại trong tương lai.
Các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đang gia tăng tại các nước thành viên CPTPP, đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh minh họa
Về mặt hàng, những mặt hàng dễ dàng bị tổn thương nhất, dễ bị điều tra nhất chính là những mặt hàng tăng trưởng nhanh, mạnh. Theo thống kê của Bộ Công Thương, những mặt hàng như thủy sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, thép, nhôm, dệt may, hóa chất... sẽ là những sản phẩm truyền thống và có nguy cơ tiếp tục bị kiện phòng vệ thương mại trong tương lai, ngay cả trong CPTPP và các FTA khác nói chung.
相关文章
8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
Chiều 28/8, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an x&2025-01-09Tìm kiếm máy bay MH370 mất tích: Phát hiện mới gây sốc
Theo những tin tức mới nhất báo Tiền Phong đưa theo ABC và The Guardian, trong qu&aacu2025-01-09Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra công điện ‘thúc’ nhiệm vụ sau Tết
Công điện của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có nội dung như sau: Trước và trong Tết2025-01-09Bí thư Xuân Anh tắm biển cùng du khách
- Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cùng Chủ tịch UBND TP vui vẻ tắm biển cùng người dân và du khách.Sá2025-01-09Từ ngày 11/2/2017 bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoại
Kế hoạch chuyển đổi mã vùng điện thoại là một bước trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch kho số2025-01-09Khẩn trương cứu mặn 22% lúa của vựa lúa lớn nhất Việt Nam
Hạn hán và xâm nhập mặn đe dọa nghiêm trọng diện tích sản xuất l&ua2025-01-09
最新评论