【link xem mu hôm nay】Gian lận xuất xứ chưa có dấu hiệu dừng

Phát hiện nhiều vụ việc

Theậnxuấtxứchưacódấuhiệudừlink xem mu hôm nayo thống kê của Tổng cục Hải quan, các vụ việc gian lận xuất xứ hàng hóa có thủ đoạn điển hình khai báo hải quan là hàng hóa xuất xứ Trung Quốc nhưng thực tế hàng nhập khẩu có vi phạm về xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng của nhiều nước, thậm chí in sẵn tên của thương hiệu nổi tiếng hoặc tên quốc gia khác… trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.

Gian lận xuất xứ chưa có dấu hiệu dừng

Ngay trong quý III vừa qua, Trực ban Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo một số đơn vị hải quan địa phương kiểm tra, phát hiện nhiều vụ nhập khẩu hàng hóa thành phẩm từ Trung Quốc nhưng sản phẩm thực nhập vi phạm về xuất xứ, nhãn hiệu thông qua công tác trực ban trực tuyến. Từ những vi phạm này, cơ quan hải quan đã đề xuất tới UBND các địa phương ra quyết định xử phạt.

Một số vụ việc điển hình như sau: Lạng Sơn xử phạt 120 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Vi Thiện Nhân (địa chỉ tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm đối với 1.044 chiếc nồi cơm điện gắn dấu hiệu IHTOSFILBA (xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu TOSHIBA). Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Cục Hải quan Lạng Sơn) xác định lại trị giá lô hàng, truy thu thuế hơn 85 triệu đồng. Số hàng vi phạm nằm trong lô hàng 19,5 tấn do Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Vi Thiện Nhân nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tại Hải Phòng, Công ty TNHH Thương mại Minh Thiên (địa chỉ đăng ký kinh doanh tại 25 Dốc Tam Đa, Tây Hồ, Hà Nội) bị xử phạt với số tiền phạt 165 triệu đồng, buộc tái xuất toàn bộ hàng hóa vi phạm gồm 12 dòng hàng, trị giá gần 3,2 tỷ đồng. Doanh nghiệp này trước đó cũng mới bị xử phạt số tiền 160 triệu đồng vì hành vi nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa vào hồi tháng 3/2021.

Phối hợp chống gian lận xuất xứ

Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội ngành hàng để xác định đối tượng doanh nghiệp có rủi ro cao, có dấu hiệu gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp để áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp.

Công ty CP APKEY Hà Nội (địa chỉ Thanh Xuân, Hà Nội) cũng bị Hải quan Hải Phòng xử phạt 160 triệu đồng do vi phạm khai sai tên hàng, chủng loại, mã số…, nhập khẩu hàng giả mạo nhãn hàng và buộc tái xuất hàng hóa vi phạm. Lô hàng vi phạm được doanh nghiệp khai báo là phụ kiện cửa kính gồm 9 mục, xuất xứ Trung Quốc. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, cơ quan hải quan phát hiện trong lô hàng có 1.000 sản phẩm là bộ khóa dùng trong cửa kính nhưng doanh nghiệp khai là kẹp khóa cửa kính. Cũng trong lô hàng này còn 1.450 sản phẩm là bản lề cho cửa kính hiệu KOLN trên sản phẩm có đúc nổi dòng chữ “Germany” trong khi hàng được nhập từ Trung Quốc.

Ngoài ra, một vụ việc mới đây liên quan đến nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về cảng Hải Phòng giả mạo xuất xứ, mở tờ khai nhập khẩu lô hàng khai báo là mũi khoan, khóa cửa, mỏ lết, mũi đục bê tông… mới 100%; tuy nhiên, qua các biện pháp nghiệp vụ, Đội Kiểm soát hải quan Hải Phòng và Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) phát hiện dấu hiệu nghi vấn lô hàng có chứa hàng hóa vi phạm. Kết quả kiểm tra, lực lượng hải quan phát hiện hơn 21.000 ổ khóa, hơn 40.000 mũi khoan và 10.000 mũi đục là hàng hóa giả mạo các thương hiệu thương hiệu khóa Việt-Nhật, mũi khoan Bosch, mũi đục Avatar, với tổng trị giá hàng vi phạm gần 1 tỷ đồng.

Xác định doanh nghiệp rủi ro cao để siết quản lý

Trong bối cảnh dịch bệnh, tiêu dùng qua thương mại điện tử ngày càng phát triển, việc “tráo hàng” càng có nguy cơ gia tăng. Nếu cơ quan hải quan mất cảnh giác, không phát hiện, ngăn chặn kịp thời thì người tiêu dùng trong nội địa ắt hẳn sẽ chịu thiệt thòi.

Ý thức được trách nhiệm đó nên lực lượng hải quan đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp ngăn chặn, nhất là khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam đang tác động lớn đến việc kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp và hoạt động quản lý hải quan.

Để tiếp tục đấu tranh có hiệu quả đối với hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp nhưng không làm gián đoạn việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục thực hiện phân tích số liệu, lập danh sách mặt hàng, đối tượng trọng điểm có kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến, các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa có rủi ro cao về gian lận xuất xứ đề xuất giao các đơn vị nghiệp vụ, cục hải quan các tỉnh, thành phố áp dụng các biện pháp điều tra, xác minh làm rõ hành vi vi phạm.

Cùng với đó là tăng cường công tác thu thập, phân tích rủi ro xác định các doanh nghiệp có rủi ro cao để khi dịch bệnh được kiểm soát thì tiến hành kiểm tra sau thông quan, tập trung vào kiểm tra chống gian lận xuất xứ.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện kế hoạch chống gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp theo các nhiệm vụ được phân công; tích cực xúc tiến đàm phán với Hoa Kỳ về các nội dung hợp tác cụ thể liên quan đến lĩnh vực đấu tranh chống gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp để thực hiện có hiệu quả Hiệp định về hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Khen 6 cá nhân có thành tích tham mưu thủ tục hải quan và thuế hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan vừa ký quyết định tặng Giấy khen cho 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tham mưu, đề xuất chính sách về thủ tục hải quan và thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Các cá nhân được tặng Giấy khen gồm ông Trần Bằng Toàn - Phó Cục trưởng; ông Đào Duy Tám - Phó Cục trưởng Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan; bà Đào Mai Hương- Phó trưởng Phòng Chính sách thuế; bà Nguyễn Thị Quỳnh Chi - Phó trưởng Phòng Giám sát quản lý hàng hóa khác; bà Nguyễn Hải Linh - công chức Phòng Chính sách thuế thuộc Cục Thuế xuất nhập khẩu; bà Lại Thị Lan Phương - công chức Phòng Giám sát quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc Cục Giám sát quản lý về hải quan.

3 quý đầu năm 2021, trước khó khăn do dịch Covid-19, Tổng cục Hải quan đã trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách tạo thuận lợi thương mại, nhất là các chính sách đặc thù giải quyết vướng mắc trong quá trình nhập khẩu hàng hóa phục vụ phòng, chống dịch.

Trong đó nhiều chính sách được doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá cao như cho phép áp dụng thủ tục hải quan đối với hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp để thông quan nhanh đối với hàng hóa viện trợ, biếu, tặng để phục vụ công tác phòng chống dịch, điều trị, khám chữa bệnh; cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được nộp bản sao scan có xác nhận bằng chữ ký số đối với các chứng từ phải nộp bản giấy là bản chính dưới dạng giấy/bản sao y công chứng/chứng thực theo quy định của các bộ, cơ quan để giải quyết ách tắc khi thông quan hàng hoá, thực hiện nộp bổ sung sau khi hàng hoá được thông quan để hậu kiểm; chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phục vụ phòng, chống dịch Covid-19; chính sách thuế đối với hàng hóa của tổ chức, cá nhân nhập khẩu để tài trợ phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19…

Thể thao
上一篇:Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
下一篇:Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn